Anh quốc cắt lãi suất ngân hàng

Anh quốc cắt lãi suất ngân hàng

Hôm 4/8 Ngân hàng Trung ương Anh cắt lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 3/2009 từ 0,5% xuống 0.25%.
Quyết định này được đưa ra cùng một loạt các biện pháp thúc đẩy kinh tế Anh, trong đó có việc mua vào 60 tỷ bảng Anh trái phiếu chính phủ và 10 tỷ trái phiếu doanh nghiệp.
Ngân hàng Trung ương Anh cũng lần đầu tiên hạ chỉ tiêu tăng trưởng dự đoán cho năm 2017 từ 2,3% hồi tháng Năm xuống 0,8%.
Tháng trước, Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) chọn giải pháp giữ nguyên lãi suất, mặc dù các nhà kinh tế dự đoán sẽ giảm lãi suất.
Đang có áp lực ngày càng tăng đối với Ngân hàng Trung ương Anh phải hành động sau những số liệu kinh tế yếu kém gần đây.
Với thực trạng sụt giảm mạnh trong các khu vực dịch vụ, hoạt động của khu vực sản xuất sụt giảm và ngành xây dựng bị chậm lại, hầu hết kinh tế gia cho rằng nay là lúc phải hành động.
"Dữ liệu kinh tế kể từ cuộc trưng cầu đã suy yếu mạnh. Cần có nhu cầu thực sự đối với việc kích thích kinh tế nhiều hơn vào lúc này," Samuel Tombs, kinh tế gia trưởng tại Pantheon Macroeconomics, nói.
Image copyrightREUTERS
David Blanchflower, một cựu thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ và hiện là giáo sư kinh tế tại Đại học Dartmouth ở Hoa Kỳ, cho
biết Ngân hàng Trung ương Anh, ít nhất phải cắt giảm lãi suất: "Nếu dữ liệu đổi chiều, Ngân hàng có thể đảo ngược quyết định cắt lãi suất.
"Nếu chúng ta không hành động và mọi chuyện hóa ra là cần phải hành động thì tình hình còn tồi tệ hơn nhiều."
Cắt lãi suất được dùng để thúc đẩy nền kinh tế Anh sau cuộc bỏ phiếu để Anh (Brexit) rời khỏi Liên minh châu Âu.
Nhưng thực trạng bất chắc hậu Brexit, cũng như làm sao để có bất kỳ gói kích thích nào có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính, đã và đang tạo khó khăn cho Ủy ban Chính sách Tiền tệ trong việc quyết định phải làm những gì.
Andrew Sentence, một cựu thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ và cố vấn kinh tế cao cấp tại tại PwC, nói việc giảm lãi suất vào thời điểm này là một "động thái lãng phí".
Image copyrightPA
Image captionLá phiếu Brexit được xem là cú sốc mạnh tới nền kinh tế Anh.
"Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy cắt giảm lãi suất, nhưng tôi không nghĩ rằng đó là quyết định đúng vào thời điểm này", ông nói Sentence.
"Cú sốc đó đánh vào nền kinh tế là có yếu tố chính trị. Nó làm lung lay nền móng cơ bản của nền kinh tế, tức là không phải thứ mà chính sách tiền tệ có thể được dùng để giải quyết."
Tái tục việc nới lỏng định lượng (QE) - khi chính phủ mua tài sản với số tiền họ tạo ra - là một lựa chọn khác cho Ủy ban Chính sách Tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách này mang lại những vấn đề riêng vì không thể dự đoán chính xác kết quả cuối cùng.
"QE thậm chí còn kém hấp dẫn hơn so với cắt giảm lãi suất", ông Sentence nói.
"Thị trường tài chính đang ở trong một trạng thái mong manh khi nới lỏng định lượng được đưa ra trong năm 2009. Nay thị trường tài chính không ở cái thế đó. Chúng ta không trong giai đoạn sóng gió như giai đoạn đó và có thể việc nới lỏng định lượng sẽ còn làm tình hình trở nên tồi tệ hơn."