Lịch sử lá cờ cầu vồng

Lịch sử lá cờ cầu vồng

Sau sự kiện bi thảm ở Orlando, một hình ảnh đã là biểu tượng cho sự đoàn kết. Kelly Grovier tìm hiểu biểu cùng quí vị.
Bỗng nhiên ở đâu cũng thấy chúng, căng trên ban công, bay phần phật ở cọc ăng ten xe hơi, và đính ở ve áo trên khắp thế giới trong sự biểu lộ cảm động về tình đoàn kết với cộng đồng vừa bị khủng bố dã man hôm 12/06 sau một vụ tấn công mù quáng tại một hộp đêm của người đồng tính ở Orlando, Florida.
Thoạt nhìn, sự khúc xạ tươi tắn của màu trên cờ cầu vồng có vẻ như phản ứng tươi sáng tới lạ lùng đối với sự tàn bạo của việc bắn giết người hàng loạt trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng khi chúng ta nhìn những dải cờ kết nối các cộng đồng trên thế giới với nhau thì cũng nên chiêm nghiệm về nguồn gốc của một biểu tượng văn hoá mà nó đã được đẩy lên thành trạng thái hình tượng cách đây 40 năm sau một tấn thảm kịch đau lòng.
Theo nhà hoạt động xã hội đồng tính Gilbert Baker, người được cho là đã tạo ra biểu tượng này vào cuối những năm 1970, thì ý tưởng của việc thiết kế cờ xuất hiện năm 1976, là năm mà Hoa Kỳ kỷ niệm 200 năm độc lập như một nước cộng hòa. Còn đang choáng váng sau 2 vết thương, việc rút khỏi Cuộc chiến Việt Nam năm 1973 và việc từ chức chưa từng có của một Tổng hống Mỹ năm 1974 sau vụ tai tiếng Watergate, nước Mỹ đã cố gắng chuyển mình từ thực trạng xáo trộn quốc gia thành lòng yêu nước. Điều cốt yếu để huy động tinh thần đó là việc trưng bày lại trên khắp đất nước các Sao và Sọc (Stars and Stripes của cờ Mỹ), mà hình vẽ đơn giản của nó che đậy mức độ mãnh liệt của sự náo động sục sôi về tâm lý, chính trị và xã hội.
Chính trong bối cảnh đầy sóng gió này mà Harvey Milk, thị trưởng thành phố San Francisco, người đầu tiên công khai là mình đồng tính được bầu vào công quyền ở California, đã khuyến khích Baker vào năm 1977 chế ra một biểu tượng duy nhất cho cộng đồng đồng tính, một biểu hiệu của tự hào có thể khẳng định sự độc lập mang tính xã hội.
“Các lá cờ”, Baker kể từ đó khẳng định, “là sự tuyên bố về quyền lực.” Như một người đồng tính mặc đồ nữ thích quần áo đẹp nhưng chẳng có tiền, Baker đã trở thành một tay thợ may giỏi, một kỹ năng mà sau này ông đã sử dụng tới để làm các lá cờ chính trị.
Bị cuốn hút bởi sức mãnh liệt bùa mê của lá cờ Mỹ và khả năng của nó để tự chuyển hóa trong nghệ thuật và mốt thời trang (từ các tranh nghệ thuật pop đắt tiền của Jasper Johns đến mảng sờn vải bò) Baker bị lôi cuốn vào sự đơn giản của một nền gồm các băng dải, là biểu tượng của nhiều thứ được khâu nối vào với nhau thành một tấm.
Khi suy xét mình nên sáng chế mẫu hình này như thế nào, Baker đã biết là bất cứ thiết kế nào làm ra cũng sẽ phải cạnh tranh với một biểu trưng đau khổ, cho dù kiên cường, mà cộng đồng đồng tính từ lâu đã dùng. Ở trong trại tập trung của Phát xít, người bị giam vì đồng tính bị đánh dấu bằng một hình tam giác màu hồng gắn vào quần áo.
Trong những thập niên sau Thế Chiến Hai, cộng đồng đồng tính trên khắp thế giới đã gỡ bỏ sự cố tình làm nhục của phù hiệu màu hồng này và chuyển hóa nó với sự tự hào. Nhưng việc đòi lại ý nghĩa cho nó có anh hùng đến mức nào, theo Baker, thì biểu tượng này vẫn bị ám ảnh bởi những hồn ma của Hitler và sự giết choc hàn loạt. Ông tin rằng cộng đồng đồng tính xứng đáng có một biểu tượng cực kỳ tốt đẹp, hoàn toàn cho riêng họ. “Chúng tôi cần một cái gì đẹp,” Baker kết luận, “một cái gì đó của chúng tôi.”

Ý tưởng về trời xanh

Các nhà báo và sử gia đã mất rất nhiều công sức nghiên cứu làm sao mà cầu vồng lại gợi ý cho Baker vào năm 1978 như là một hiện tượng thích hợp để chuyển nó thành lá cờ. Một giả thuyết hay được nói tới cho rằng cầu vồng với sự tỏa sáng chói lọi của nữ nghệ sĩ Judy Garland, trong một thời gian dài được coi một thần tượng đồng tính (với vai bà đóng trong phim The Wizard of Oz, đã có thành ngữ đùa “bạn của Dorothy” để chỉ một người đàn ông đồng tính), và với màn biểu diễn nổi tiếng bài hát Over the Rainbow.
Các nhà văn khác cũng nhận xét những màu sáng mạnh mẽ (như màu xanh cẩm chướng mà Oscar Wilde mặc để thể hiện xu hướng dục tính của mình) trong nhiều thế kỷ được dùng làm lời giới thiệu ngắn về sự đồng tính. Nhưng tại một lần trả lời phỏng vấn năm ngoái ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, sau khi mẫu đầu tiên của lá cờ được đưa vào bộ sưu tập cố định, Baker nói là luận cứ của việc chọn cầu vồng là sơ đẳng hơn các luận thuyết đưa ra, “Nó là một lá cờ tự nhiên”, ông khẳng định. “Nó được lấy từ bầu trời.”
Nó cũng được thấy trong lịch sử, mặc dù việc sử dụng nó trong những bối cảnh văn hoá trước đây trên thế giới đã không ngăn cản được Baker gìn giữ thiết kế có tính quang phổ đầy sức sống. Từ cuối thế kỷ 15 với việc nhà thần học người Đức Thomas Müntzer đưa cờ cầu vồng trong thuyết giáo cải cách của ông thì biểu tượng này đã được các nhà hoạt động tôn giáo và xã hội sử dụng để lôi kéo sự chú ý đến lý tưởng của họ. Trong cuộc chiến tranh của nông dân Đức thế kỷ 16 người ta cũng dùng một phiên bản của cờ này để thể hiện cam kết thay đổi xã hội. Ở thế kỷ 18, Thomas Paine, nhà cách mạng và tác giả bản luận văn chính trị gây ảnh hưởng Quyền Con Người, chủ trương dùng cờ cầu vồng là biểu tượng chung để xác định tàu trung lập trên biển.
Lá cờ này từ đó được những người theo đạo Phật ở Sri Lanka dùng ở cuối thế kỷ 19 như là biểu tượng thống nhất tín ngưỡng của họ, những người Ấn dùng hàng năm vào ngày 31 tháng 1 để tưởng nhớ ngày mất của lãnh tụ tinh thần Meher Baba, và từ 1961 các phong trào hòa bình quốc tế dùng cờ này.

Liệu pháp màu sắc

Ở lần đầu, cờ cầu vồng của Baker gồm 8 màu (2 màu nhiều hơn phiên bản lúc này được quốc tế xác nhận như là một biểu tượng cho cộng đồng đồng tính) và mỗi màu có một ý nghĩa. Một băng màu hồng nóng (thể hiện dục tính) chạy suốt phía trên cờ trong mẫu ban đầu, sau đó là màu đỏ (cuộc sống), rồi màu cam (hàn gắn), vàng (ánh sáng mặt trời), lam (thiên nhiên), lam ngọc (phép thuật), tím than (bình an) và tím (tinh thần) ở phía đáy lá cờ.
Được trưng bày lần đầu ở quảng trường Liên Hiệp Quốc ở trung tâm San Francisco tháng 6/1978, phiên bản cờ 8 vạch do một đội 30 tình nguyện viên huy động các máy giặt của một hiệu giặt công cộng để vò sạch thuốc nhuộm trong vải và tới một trung tâm cộng đồng đồng tính để ủi và may nối các dải vải với nhau. Đây là phiên bản mà Harvey Milk đã được biết, cho dù rất ngắn ngủi, trong một vài tháng trước khi ông và thị trưởng San Francisco, George Moscone, bị bắn chết ở Tòa thị chính vào ngày 27 tháng 11 bởi một kẻ tâm thần, người đồng nghiệp cũ của Milk.
Sau các vụ giết người, nhu cầu về cờ cầu vồng tăng lên để mang trong các cuộc diễu hành của người đồng tính và trong các sự kiện tổ chức để tưởng nhớ người đấu tranh cho quyền của người đồng tính bị sát hại. Vì nhiều lý do thực tiễn khác nhau, Baker buộc phải giảm bớt thiết kế xuống, đầu tiên là bỏ bớt dải màu hồng trên cùng (vì màu khó kiếm) rồi đến dải màu lam ngọc (vì lý do đối xứng sẽ giống như cờ treo dọc ở cột đèn).
Trong 38 năm từ khi Baker đề nghị sáng kiến này là biểu tượng chung cho niềm tự hào của người đồng tính thì mức lan tỏa của nó là mạnh mẽ. Năm 1994, một lá cờ dài 1 dặm được chuyển dọc phố xá ở New York để kỷ niệm 25 năm cuộc nổi dậy Stonewall 1969 ở Greenwich Village (một thời khắc trọng yếu trong phong trào giải phóng người đồng tính), lập kỷ lục về lá cờ dài nhất và giúp ấn định biểu tượng này một cách vĩnh viễn trong ý thức xã hội.
Nay cờ này ở khắp mọi nơi. Ngày 12 tháng 6, nó được những người tuần hành vẫy trong cuộc xuống đường đầu tiên của người đồng tính chưa từng có ở Ukraine. Từ 24 đến 26 tháng Sáu lá cờ này lần đầu tiên sẽ bay trên nhà Quốc Hội Anh để kỷ niệm ngày cuối tuần tự hào của London. Năm 2015, Facebook đã đưa vào phần ảnh nền cầu vồng sau phán quyết của Tòa Tối Cao Mỹ là hôn nhân đồng giới là hợp pháp trên toàn quốc. Nhưng các phản ứng trái chiều ở Nga và Trung Đông, và những sự kiện ở Orlando là điều nhắc nhở là đây không chỉ là lá cờ để ăn mừng.
Mặc dù cờ trông bề ngoài sôi nổi nhưng thiết kế của Baker được ghép lại bằng sự kiên định và nhuốm sắc của nỗi đau. Người ta nói rằng ông đã từng thốt lên trong lần kỷ niệm 20 năm ngày lá cờ chào đời rằng “Những lá cờ là sản phẩm được chiết lọc từ tâm hồn nhân dân”.






cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 1cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 2cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 3cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 4cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 5cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 6cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 7cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 8cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 9cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 10cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 11cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 12cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận thủ đứccửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận gò vấpcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình thạnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân bìnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân phúcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận phú nhuậncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình tâncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện củ chicửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện hóc môncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện bình chánhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện nhà bècửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện cần giờ.