Brexit: Kẻ khóc, người cười

Brexit: Kẻ khóc, người cười

Tháng này, khi trả nợ khoản vay từ hồi đi học, số tiền còn lại của Katie Sidell, một người Mỹ, sẽ bị giảm đi.
Năm nay 29 tuổi, hiện sống tại London, cô là một trong số rất nhiều người ngoại quốc đang phải chuẩn bị tinh thần đón hậu quả của cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi châu Âu của Anh quốc (Brexit) và đang trực tiếp chịu tác động của việc đồng bảng Anh trượt giá 10% so với đồng đôla.
"Đây là một thay đổi khổng lồ," cô nói. "Hầu hết tất cả chúng tôi đều gửi tiền về Mỹ."
Nếu chính phủ Anh thực thi kết quả cuộc trưng cầu dân ý và tách khỏi Liên hiệp Âu châu, đồng thời bãi bỏ các quy định về tự do di chuyển của khối này, các công dân EU sống tại Anh sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên.
Tuy nhiên, với hàng nghìn người ngoại quốc đến từ bên ngoài khối EU thì cuộc trưng cầu dân ý này cũng mang đến cho họ một tương lai bất định tại Anh.
Giá trị đồng lương của nhiều người đã bị giảm xuống vì họ được trả bằng đồng bảng Anh, trong khi phải trả tiền thế chấp nhà hoặc các khoản nợ khác bằng tiền ở nước mình.
Tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và các nước ở bên ngoài EU, đồng nội tệ vẫn rất mạnh. Điều này khiến việc trả một hóa đơn trị giá 1.000 đôla nay sẽ tốn đến 750 bảng Anh so với chỉ 640 bảng Anh một năm trước.
Image copyrightREUTERS
Một số người ngoại quốc khác thì lo lắng về tính ổn định của công việc mình đang làm, hoặc giấy phép cư trú, và không biết liệu mình có đang được hoan nghênh đến làm việc tại Anh quốc hay không.
Nền kinh tế đi xuống có thể sẽ khiến họ mất việc và không thể ở lại làm việc tại Anh nữa.
Nhiều người ngoại quốc không đến từ EU hiện đang làm việc trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng ở London. Một số công ty trong ngành này đã bắt đầu lên kế hoạch đưa nhân viên sang nơi khác ở châu Âu, trong khi một số công ty khác đã cảnh báo sẽ phải sa thải bớt lao động.
HSBC là một ví dụ. Ngân hàng này nói với BBC họ sẽ chuyển 1.000 nhân viên từ London sang Paris nếu Anh quốc tách khỏi EU.
Giám đốc điều hành của JP Morgan, một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới với khoảng 16.000 nhân viên tại Anh, cảnh báo hồi tháng Sáu rằng họ sẽ không thể không sa thải bớt lao động tại Anh quốc để tìm kiếm nguồn nhân lực mới ở châu Âu.
Tuy nhiên các lao động nước ngoài bị ảnh hưởng nặng nề nhất có lẽ sẽ là những người đã đàm phán về thoả thuận đền bù ở nước mình và làm việc trong các tổ chức nơi họ được đối xử tương đương như bất kỳ một nhân viên người Anh nào, theo Kate Fitzpatrick, nhân viên tư vấn về nhân sự tại hãng Mercer.
"Những người ngoại quốc đang làm việc tại Anh nhưng lại có những thoả thuận về tài chính ở nước ngoài có lẽ sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất," bà nói.
Image copyrightAFP

Lên kế hoạch trước

Một số người ngoại quốc đang lên kế hoạch để bảo vệ mức lương mà họ đã được thỏa thuận từ khi còn ở trong nước.
Nếu đồng bảng tiếp tục tụt giá so với đồng đôla, Ben Weinberger, một người Mỹ sống tại Anh, muốn đàm phán để có được một khoản tiền thưởng từ chủ lao động ở Mỹ để bù vào khoản thâm hụt 10% mà ông phải gánh chịu do được trả bằng đồng bảng Anh.
"Vợ tôi nói, 'vì tôi tiết kiệm tiền cho công ty nên có lẽ tôi nên yêu cầu được thưởng'," ông nói.
Mặc dù ông vẫn chưa cảm nhận được tác động rõ rệt của Brexit, việc phải đi công cán ra khỏi nước Anh đang khiến ông tốn tiền hơn do đồng bảng rớt giá.
Image copyrightEPA

Bảo trợ

Nhiều người nước ngoài làm việc tại Anh nhưng không được các công ty đa quốc gia bảo trợ cũng đang rất lo lắng về những diễn biến sắp tới.
Một lượng lớn người nước ngoài ở Anh có được thị thực làm việc nhờ có vợ hoặc chồng là công dân châu Âu, thay vì được chủ lao động bảo trợ, Sidell, một người Mỹ có chồng là người Đức, nói.
Giờ đây, khi chồng bà sắp mất tất cả những lợi ích của một công dân EU tại Anh, Sidell đang lo ngại về thị thực lao động của mình.
Một số người khác đang có những biện pháp để bảo vệ tài sản của mình.
Sau hai năm ở London, Jon Sterling, một môi giới bất động sản, đang tính chuyện quay trở về Los Angeles trong lúc tiếp tục kinh doanh ở cả Hoa Kỳ và Anh quốc.
Điều này sẽ giúp ông tránh được sự bất ổn trong lúc đồng bảng Anh ổn định trở lại, và vẫn duy trì được công việc kinh doanh bất động sản ông đã xây dựng ở London, ông nói.
"Tôi không muốn đợi mọi việc ổn định trở lại," Sterling, người đang muốn cho thuê căn hộ của mình và chuyển đi vào mùa hè này, nói.
"Tôi đã bán đồ đạc của mình hôm thứ Năm."
Image copyrightGETTY

Khó khăn cho tuyển dụng

Những lao động sắp đến Anh thì đang lo chuyển chỗ làm việc vì sợ rằng công việc của mình sẽ bất ổn sau khi đến Anh. Điều này có thể khiến việc tuyển dụng trở nên rất khó khăn, Owen Darbishire, phó giáo sư tài Đại học Oxford, nói.
Là một người ngoại quốc, bạn cần xem xét liệu bạn có muốn đến London trong thời gian này và liệu công việc đó có còn tồn tại trong 2 hay 3 năm tới hay không, Darbishire nói.
"Các nhà tuyển dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì họ phải thu hút những người sẵn sàng chấp nhận các bất ổn về tài chính."
Nếu tình hình bất ổn tiếp diễn, ông cho rằng nhiều ứng viên có năng lực là người nước ngoài sẽ chọn các trung tâm tài chính ở gần đó, ví dụ như Dublin và Franfurt, nơi mà nhân viên không bị trả lương bằng đồng bảng Anh.
Trong khi đó, nhiều chủ lao động ở Anh đang phải trấn an các nhân viên người Anh của mình, vốn hiện đang làm việc ở nước ngoài, rằng họ sẽ có thể quay về một cách dễ dàng. "Một số người đang lo rằng thời gian công tác dài hạn có thể khiến họ khó trở về," Darbishire nói.
Sterling, một nhà môi giới bất động sản, đã tạm thời ngưng tuyển dụng tại Anh.
Thay vì thuê một lập trình viên phần mềm người nước ngoài từ San Francisco tới gia nhập nhóm nhân viên của ông ở Anh quốc, giờ đây ông đang muốn thuê những người ở ngoài nước Anh và trả thù lao cho họ bằng một loại tiền tệ ổn định hơn, ông nói. Bên cạnh đó, hai nhân viên khác cũng sẽ được chuyển đến làm việc ở ngoài nước Anh.
"Chúng tôi có thể đặt cửa hàng ở các nước châu Âu khác," ông nói.
Image copyrightAFP
Bất chấp những lo lắng và sự bất định, nhiều kinh tế gia cho rằng không cần phải lo ngại.
Các công ty đa quốc gia lớn đã quen với việc đối phó với những khủng hoảng tiền tệ và thường có chính sách để bảo vệ nhân viên, Mercer Fitzpatrick nói.
Chỉ trong năm ngoái, lần lượt Brazil, Nigeria, Nga đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tiền tệ thậm chí còn nghiêm trọng hơn, bà nói.
"Chúng tôi thường khuyên các công ty nên đợi và điều chỉnh ở mức khiêm tốn," Fitzpatrick nói. "Hiện giờ vẫn còn quá sớm để nói lên điều gì."
Sau cuộc trưng cầu dân ý, sẽ có nhiều nhân viên ngoại quốc làm việc tại các công ty đóng văn phòng ở Anh muốn được trả bằng tiền tệ ở nước mình, bà nói.
Tất nhiên, việc gì cũng có hai mặt: Đồng bảng Anh suy yếu sẽ giúp mang lại lợi ích cho những ai muốn đầu tư ngược trở về nước Anh.
Thay vì tiếp tục trả tiền thế chấp nhà tại Mỹ, Weinberger giờ đây đang tính chuyện bán nhà - vốn đã tăng giá trị trong thời gian qua - để đầu tư vào thị trường bất động sản đắt đỏ ở Anh trong lúc đồng bảng đang xuống giá.
"Bỗng nhiên sức mua của tôi tăng lên," ông nói.






cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 1cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 2cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 3cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 4cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 5cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 6cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 7cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 8cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 9cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 10cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 11cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 12cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận thủ đứccửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận gò vấpcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình thạnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân bìnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân phúcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận phú nhuậncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình tâncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện củ chicửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện hóc môncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện bình chánhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện nhà bècửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện cần giờ.