Chuyện tình ‘Titanic’ phiên bản Bắc Hàn

Chuyện tình ‘Titanic’ phiên bản Bắc Hàn

Thời gian dần trôi, cùng với sự ra mắt của vô vàn những bộ phim bom tấn thì chúng ta dễ dàng quên đi rằng phim Titanic của đạo diễn James Cameron đã từng là một hiện tượng văn hóa, thương mại như thế nào.
Giành được 11 tượng vàng Oscar và đem lại doanh thu hơn 1 tỷ đô la, câu chuyện tình bi thảm trong bối cảnh một tai nạn tàu chìm huyền thoại đã là một sự kiện mang tính toàn cầu thực sự.
Tuy nhiên, trong số tất cả các tác phẩm ăn theo vốn thường xuất hiện trong nền văn hóa đại chúng thì có lẽ gây ấn tượng nhất là tác phẩm đến từ Bắc Hàn, nơi mà cố độc tài Kim Jong-il muốn làm một bộ phim bắt chước Titanic.
‘Soul’s Protest’ (Sự phản kháng của linh hồn) được thực hiện khoảng bốn năm sau khi cặp đôi Leo và Kate xuất hiện trên màn ảnh.
Đó là một tác phẩm do nhà nước Bắc Hàn tài trợ để hưởng ứng hào quang mà Titanic đem lại cũng như để kiếm tiền.
Tuy nhiên, phim gần như đã 'chìm xuồng' mà không để lại bất cứ dấu vết gì ở các phòng vé, bất chấp việc được tung hô là có sự tham gia diễn xuất của trên 10.000 người, lần đầu tiên sử dụng các hình ảnh được tạo ra trên máy tính (CGI) ở Bắc Hàn và với cốt truyện tái hiện lại một tai nạn bi thảm trên biển trong lịch sử của Triều Tiên.

Nỗ lực vực dậy điện ảnh

Bản thân nhà cố lãnh đạo Kim Jong-il trong phần lớn thập niên 1970 và 1980 đã dành thời gian để nỗ lực thúc đẩy nền công nghiệp điện ảnh Bắc Hàn.
Ông muốn đưa nghệ thuật điện ảnh ở nước ông lên một tầm cao mới, vượt qua khỏi điều mà ông xem là những sản phẩm tuyên truyền đầy khiếm khuyết.
Image copyrightAP
Image captionÔng Kim Jong Il nổi tiếng là đam mê nghệ thuật điện ảnh, có bộ sưu tập phim khổng lồ, và rất hào phóng trong việc chi tiền đào tạo các đạo diễn phim
Ông đã gửi các đạo diễn Bắc Hàn đến Nga để học làm phim cũng như gia tăng nhanh chóng ngân sách dành cho việc làm phim.
Thậm chí, ông còn được cho là đã bắt cóc một đạo diễn và một minh tinh từ Nam Hàn để làm phim cho chính quyền Bắc Hàn.
Dường như không gì có thể ngăn cản được Kim Jong-il thỏa mãn được nỗi ám ảnh về điện ảnh.
Với một bộ sưu tập cá nhân lên đến hàng ngàn các bộ phim phương Tây thì chắc chắn là một đĩa phim Titanic cũng đã đến được phòng chiếu phim dành cho tầng lớp tinh hoa ở Bình Nhưỡng.
Các chủ đề quen thuộc như tình cảm lãng mạn và thảm họa rất được Kim ưa chuộng – cũng như cuộc đấu tranh giai cấp âm ỉ giữa nhân vật Jack ở khoang dưới do tài tử Leonardo DiCaprio thủ vai và nhân vật phản diện Cal vốn thuộc tầng lớp thượng lưu do Billy Zane thủ vai.
Tuy nhiên, điều hấp dẫn nhất khiến Bắc Hàn muốn thực hiện bằng được một bộ phim giống như Titanic là khả năng thu hút khán giả, khiến quần chúng chịu bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ ra để mua vé – điều mà Bình Nhưỡng rất muốn đạt được.

Câu chuyện tàu đắm

Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, chính sách Ánh Dương của chính quyền Nam Hàn đã làm tan băng mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên.
Một trong những kết quả của việc này là nó giúp cho Bắc Hàn có thể thử sức làm ra những bộ phim có khả năng thu hút khán giả ở cả hai phía vĩ tuyến 38.
Đào sâu lịch sử chung của hai miền Triều Tiên, ‘Soul’s Protest’ kể về câu chuyện về con tàu Ukishima Maru, bị chìm khi đang trong hành trình đưa người Triều Tiên từ Nhật Bản hồi hương vào cuối Đệ nhị Thế chiến.
Trong số 3.500 người có mặt trên tàu, có khoảng 550 người đã thiệt mạng sau khi con tàu đụng phải mìn.
Sau đó, phía Bắc Hàn cáo buộc Nhật Bản đã cố tình đánh chìm con tàu để che giấu sự thật là những người Triều Tiên hồi hương là những người đã bị phía Nhật cưỡng bức lao động khổ sai trong thời chiến.
Đứng từ quan điểm của Bình Nhưỡng, ‘Soul’s Protest’ là một tác phẩm an toàn về mặt chính trị bởi vì nó lên án tội ác của người Nhật và thổi bùng tâm lý căm thù người Nhật của đa số người dân Triều Tiên lúc đó. Nếu bộ phim đó có ẩn chứa nội dung tuyên truyền cho chế độ Bắc Hàn thì nó sẽ bị cấm theo luật pháp của Nam Hàn.
Tuy nhiên, nhìn từ lăng kính của phương Tây hay của bất cứ ai có chút ký ức nào đó về cốt truyện của phim Titanic thì ‘Soul’s Protest’ đã nhanh chóng trở thành trò hề khi những yếu tố mang đậm dấu ấn của đạo diễn James Cameron xuất hiện càng lúc càng nhiều.

Bắt chước trắng trợn?

‘Soul’s Protest’ do Kim Chun-Song đạo diễn. Bản thân đạo diễn Kim là người gốc Triều Tiên sinh ra ở Nhật Bản và sau đó hồi hương.
Phim mở đầu với cảnh một người đàn ông lớn tuổi, đứng đắn, cùng gia đình đi về phía biển.
Giữa nhạc nền phù hợp với tâm trạng, ông lấy từ túi ra một chiếc khăn tay màu đỏ không có gì đặc biệt thay vì viên kim cương “Trái tim Đại dương’ mà nữ tài tử Kate Winslet mang theo bên mình trong ‘Titanic’.
Chiếc khăn tay đỏ ngay lập tức đã đưa nhân vật chính hồi tưởng về tình yêu thuở nào, khi ông còn ở trên tàu Ukishima Maru.
Image copyrightAP
Việc bắt chước các cảnh quay trong ‘Titanic’ như thế xuất hiện dày đặc trong ‘Soul’s Protest’.
Điều này cũng không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta biết rằng cả đạo diễn, dàn diễn viên và đội ngũ làm phim đã được cho xem bộ phim Titanic hơn 100 lần trước khi bắt tay thực hiện bộ phim của riêng họ.
Trong khi James Cameron được túi tiền rủng rỉnh của Hollywood cũng như những công nghệ hàng đầu hỗ trợ trong quá trình làm phim thì phiên bản của Bắc Hàn có được sự hậu thuẫn mà chỉ một nhà độc tài mới huy động được.
Trong những cảnh quay đám đông khổng lồ của ‘Soul’s Protest’, khoảng 10.000 binh sỹ được huy động để đóng phim. Việc sử dụng nhỏ giọt hình ảnh vẽ trên máy tính để thể hiện con tàu gần như bị lu mờ bởi những cảnh quay con tàu bị nước thật tràn vào.
Câu chuyện tình trong phim lên đến cao trào với hai phân cảnh được xem là kinh điển trong ‘Titanic’ đã được quay lại cho gần giống với cảnh gốc nhưng ở tầm mức xoàng hơn hẳn.
Cảnh quay ‘bay giang tay’ nổi tiếng khi mà Leonardo Dicaprio nắm tay Kate Winslet giang ra trước gió ở mũi tàu cũng được đạo diễn Bắc Hàn 'luộc lại'.
Trong bộ phim của Bắc Hàn, đó là cảnh quay ở khoang trên tàu với cái nhìn vụng trộm và nụ cười giữa hai nhân vật chính.
Một cảnh nữa là phân đoạn đầy cảm xúc khi họ mãi mãi rời nhau trên một chiếc thuyền cứu sinh giữa dòng nước băng giá.
Những gì bạn được xem sẽ khiến bạn tin rằng các nhà làm phim Bắc Hàn hẳn đã quay những cảnh này với những hình ảnh của Titanic được chiếu trước mặt.

Thất bại thảm hại

Image copyright
Image captionTờ rơi quảng cáo không giấu diếm việc bộ phim bắt chước trắng trợn 'Titanic'
Sự bắt chước của ‘Soul’s Protest’ là hết sức trắng trợn và đội ngũ quảng bá cho bộ phim cũng không hề giấu diếm điều này.
Tại các liên hoan phim ở Hong Kong và Moscow, các tờ rơi quảng cáo cho bộ phim tự hào tuyên bố rằng đó là ‘Titanic phiên bản Bắc Hàn’. Dòng chữ này thậm chí còn được in to hơn cả tựa đề chính thức của phim.
Tuy nhiên, việc ăn theo hiện tượng thời đại cũng ít nhiều đem lại thành quả cho Bắc Hàn, khi Công ty điện ảnh Narai đã mua bản quyền phát hình phim ở Nam Hàn trong năm 2001 với mức giá không hề nhỏ là 375.000 Mỹ kim.
Đối với một bộ phim vốn ít khi được khán giả bên ngoài Bắc Hàn hoặc khán giả tại các liên hoan phim không chính thống biết đến thì đó là một cơ hội to lớn để Bắc Hàn kiếm tiền cũng như để cải thiện hình ảnh của nền điện ảnh nội địa.
Tuy nhiên, thành công này kéo dài chẳng được bao lâu khi vào cuối năm đó một thẩm phán Nhật Bản đã phán quyết rằng 15 nạn nhân sống sót trên con tàu Ukishima Maru cần phải được chia nhau số tiền 375.000 đô la vì bộ phim đã khai thác câu chuyện cuộc đời họ mà không hề ghi dòng cám ơn họ.
Theo dòng thời gian, không có thêm thị trường quốc tế nào mua bản quyền phát hình ‘Soul’s Protest’.
Di sản của nó trong lịch sử điện ảnh thế giới vẫn còn hầu như không được biết đến.
Cũng như người ta nói: một hành động tự tin quá đáng ở mức độ ngông cuồng như thế cuối cùng cũng chuốc lấy thất bại mà thôi.






cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 1cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 2cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 3cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 4cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 5cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 6cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 7cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 8cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 9cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 10cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 11cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 12cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận thủ đứccửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận gò vấpcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình thạnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân bìnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân phúcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận phú nhuậncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình tâncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện củ chicửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện hóc môncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện bình chánhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện nhà bècửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện cần giờ.