Bí quyết 'không bao giờ ngủ' của người Nhật

Bí quyết 'không bao giờ ngủ' của người Nhật


Người Nhật không ngủ. Ai cũng nói thế, kể cả người Nhật.
Dĩ nhiên, điều này không đúng. Nhưng đây là một vấn đề rất thú vị nếu xét dưới góc độ logic xã hội và văn hóa.
Lần đầu tiên tôi biết đến độ thú vị của chuyện ngủ là trong lần đầu tiên tới Nhật, hồi thập niên 1980.
Khi đó, Nhật Bản đang ở đỉnh cao của thời kỳ Kinh tế Bong bóng nổi tiếng, một thời kỳ bùng nổ đầu tư bất thường. Vì thế, đời sống hàng ngày cũng rất bận rộn.
Lịch biểu của ai cũng chật cứng những cuộc hẹn làm việc và giải trí, vì thế họ có rất ít thời gian để ngủ. Lối sống ở thời này có thể tóm gọn lại trong một khẩu hiệu quảng cáo nổi tiếng khắp thời đó, ca ngợi tác dụng của một loại nước uống tăng lực: "Bạn có thể chiến suốt 24 giờ không?/ Doanh nhân! Hỡi doanh nhân! Hỡi doanh nhân Nhật Bản!"

‘Say mê làm việc quá mức’

Rất nhiều người phàn nàn: "Người Nhật chúng tôi say mê làm việc quá mức!"
Nhưng trong lời than phiền, người ta có thể cảm nhận được sự tự hào về đức chăm chỉ và có lẽ là đức tính ưu việt hơn so với phần còn lại của thế giới.
Vào thời đó, hàng ngày đi làm tôi đều nhìn thấy vô số người ngủ lơ mơ trên tàu điện ngầm. Một số người thậm chí ngủ ngay khi đang đứng, và chẳng ai tỏ ra ngạc nhiên trước chuyện đó.
Image copyrightADRIAN STOREY UCHUJIN
Image captionNhà Nhân chủng học Brigitte Steger phát hiện việc ngủ ở nơi công cộng được xã hội Nhật chấp nhận, và kiểu ngủ này tên là inemuri. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Tôi thấy quan điểm này thật mâu thuẫn!
Hình ảnh tích cực của những nhân viên mẫn cán vốn sẵn sàng cắt ngắn giấc ngủ đêm và cau mày khi thức trễ vào buổi sáng, lại đi kèm với hành vi phổ biến là họ tranh thủ chợp mắt mọi lúc có thể, trên phương tiện công cộng, giữa những cuộc họp công ty, trong lớp học hay giữa giờ giảng - thứ hành vi trong tiếng Nhật gọi là "inemuri".
Nếu ngủ trên giường bị coi là lười biếng thì tại sao ngủ trong một sự kiện nào đó hay ngủ ngay trong giờ làm việc lại không bị đánh giá là còn tệ hơn cả sự lười biếng?
Lý nào lại cho phép trẻ em thức khuya ban đêm học bài nếu ngày hôm sau chúng sẽ ngủ gật trong lớp học?

'Giấc ngủ phản ánh cấu trúc, giá trị xã hội'

Giấc ngủ có thể mang rất nhiều ý nghĩa và ý thức hệ bên trong.
Việc phân tích cách phân bố những giấc ngủ và các tài liệu về giấc ngủ cho ta biết về những thái độ, những giá trị xuất hiện trong bối cảnh xảy ra giấc ngủ đó, hoặc bối cảnh khiến người ta nói về những giấc ngủ đó.
Tôi nhận thấy những sự kiện hàng ngày diễn ra một cách tự nhiên, không ai để ý đến thực ra lại phản ánh cấu trúc quan trọng, phản ánh những giá trị của xã hội.
Image copyrightADRIAN STOREY UCHUJIN
Image captionChúng ta thường nghĩ con người sẽ ngủ khi mặt trời lặn và thức dậy khi mặt trời mọc, nhưng nhịp sống hàng ngày phức tạp hơn nhiều. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Chẳng hạn như chúng ta thường cho rằng tổ tiên chúng ta đi ngủ một cách "tự nhiên" khi trời tối và thức dậy khi Mặt Trời mọc.
Thậm chí trước khi phát minh ra đèn điện, con người ta thường bị mắng mỏ nếu thức khuya trò chuyện, uống rượu hay thư giãn.
Tuy nhiên, các học giả - thường là các võ sĩ samurai trẻ tuổi - thường được ca ngợi là có đức hạnh cao cả khi họ thức dậy lúc nửa đêm để dùi mài kinh sử, mặc dù thói quen này không hiệu quả lắm bởi nó thường khiến họ ngủ gục trong các giờ học ngày hôm sau, chưa kể lại còn tốn dầu thắp sáng vào ban đêm.
Việc chợp mắt chốc lát hiếm khi được ghi lại trong các tài liệu.
Thông thường, chuyện ai đó ngủ gật nơi công cộng chỉ được nhắc đến khi nó gây ra một tình huống hài hước, kỳ quặc nào đó, ví dụ như khi có người hát nhầm ở một buổi lễ kỷ niệm vì không để ý và đã thiếp đi trong suốt thời gian diễn ra buổi lễ. Người ta có xu hướng thích thú trêu chọc bạn bè vô tình ngủ gật nơi công cộng.
Dậy sớm từ lâu đã được ca tụng là một điều tốt, ít nhất là trong Nho Giáo và Phật Giáo.
Từ thời cổ xưa đã có các tài liệu cho thấy sự quan tâm đặc biệt đến giờ giấc làm việc của tầng lớp đầy tớ. Thế nhưng từ thời Trung cổ trở đi, thức giấc sớm là chuyện thường tình với mọi tầng lớp trong xã hội, và cụm từ "thức khuya dậy sớm" được dùng để nói về những người có đức hạnh.
Một khía cạnh thú vị khác là ngủ chung.
Ở Anh, cha mẹ thường được khuyên cho con cái, dù bé còn rất nhỏ, ngủ trong phòng riêng để học cách ngủ tự lập, và từ đó thiết lập lịch biểu ngủ cho bé.
Trái lại, ở Nhật, cha mẹ và bác sĩ vẫn dứt khoát cho rằng cần ngủ chung với trẻ ít nhất cho đến khi con đến tuổi đi học, và việc đó sẽ giúp trấn an trẻ, giúp trẻ phát triển thành những người lớn độc lập và dễ thích nghi với cộng đồng.
Image copyrightADRIAN STOREY UCHUJIN
Image captionKiểu ngủ inemuri hoàn toàn khác với giấc ngủ đêm và khác với cả giấc ngủ ngắn để lấy lại sức. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Có thể thói quen văn hóa này giúp người Nhật có thể ngủ thoải mái giữa nơi đông người, ngay cả khi đã trưởng thành. Rất nhiều người Nhật nói họ thấy ở công ty thoải mái hơn so với khi ngủ một mình.
Hiện tượng trên cũng được thấy vào mùa xuân năm 2011, sau thảm họa sóng thần khủng khiếp hủy diệt nhiều thị trấn ven biển của nước Nhật.
Những người sống sót phải trú trong các khu lều trại tạm, nơi hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm người phải sống và ngủ trong không gian chung.
Dù cũng có nhiều xung đột và vấn đề, nhưng người sống sót mô tả việc chia sẻ không gian ngủ chung với cộng đồng giúp họ an tâm, thư giãn hơn và lấy lại được giấc ngủ như thông thường.

Inemuri - Ngủ kiểu Nhật

Tuy nhiên, thói quen ngủ giữa người xung quanh từ khi là trẻ con chưa thể giải thích được sự lan rộng của hiện tượng ngủ ngắn inemuri, đặc biệt là ở trường học và công sở.
Sau vài năm nghiên cứu chủ đề này, cuối cùng tôi nhận ra ở mức độ nào đó, inemuri không hề được coi là ngủ.
Không những nó được coi là khác giấc ngủ đêm thông thường, nó còn khác cả giấc ngủ trưa hay giấc ngủ cho lại sức.
Vậy làm sao ta nhận ra được điều này? Điều này được thể hiện ngay trong tên gọi của giấc ngủ inemuri, vốn là từ xuất phát từ hai ký tự tiếng Hán. "I" nghĩa là "có mặt" trong một tình huống không ngủ và "nemuri" nghĩa là ngủ.
Ý tưởng của Erving Goffman về việc "có tham dự vào các tình huống xã hội" rất hữu ích trong việc giúp chúng ta hiểu được các đặc tính xã hội của giấc ngủ inemuri và các quy tắc xung quanh kiểu ngủ này.
Bình thường thì chúng ta hoà mình vào những gì diễn ra xung quanh thông qua ngôn ngữ cơ thể và thông qua cách chúng ta diễn đạt bằng lời nói.
Tuy nhiên, chúng ta có thể phân tách sự chú tâm của mình đối với những thứ xung quanh thành sự tham dự chủ động và sự tham dự phụ thuộc.
Inemuri có thể được coi là sự tham dự phụ thuộc; nó được chấp nhận nếu như không làm phiền đến mọi thứ xung quanh - tương tự như hành vi mơ màng giữa ban ngày.
Thậm chí, dù tâm trí của người ngủ có "đi vắng", họ vẫn phải có khả năng quay trở lại thực tại ngay khi cần. Họ cũng phải tạo ra được ấn tượng với những người xung quanh rằng họ vẫn tham dự một cách chủ động với những gì đang diễn ra thông qua dáng người, qua ngôn ngữ cơ thể, cách ăn mặc và những thứ tương tự.
Image copyrightADRIAN STOREYUCHUJIN
Image captionNhững doanh nhân thường nói họ bị tấn công bởi 'con quỷ ngủ'. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Hãy xem xét giấc ngủ inemuri ở nơi làm việc.
Về nguyên tắc, người lao động được trông đợi là phải tỏ ra tập trung vào công việc và tích cực đóng góp vào những gì diễn ra nơi làm; chuyện buồn ngủ tạo khiến người ta có ấn tượng là nhân viên đó có vẻ lười biếng, trốn tránh trách nhiệm.
Tuy nhiên, giấc ngủ này cũng có thể coi như là hệ quả của việc quá mỏi mệt vì công việc. Giấc ngủ inemuri có thể được tha thứ vì thực tế là nhiều cuộc họp kéo dài chỉ để ngồi nghe báo cáo của chủ tọa.
Nỗ lực tham dự thường được đánh giá cao hơn là hiệu quả thực sự của buổi họp. Có một người nói với tôi rằng: "Người Nhật chúng tôi có tinh thần Olympic - sự tham dự mới là đáng kể."

Ngủ để ‘thể hiện’ sự siêng năng?

Sự siêng năng, vốn được thể hiện qua chuyện làm việc nhiều giờ và cống hiến hết mức, được đánh giá rất cao như biểu hiện đạo đức tích cực ở Nhật Bản.
Một số người nỗ lực tham dự cuộc họp dù kiệt sức hay đang ốm bệnh, và điều này được đánh giá là thể hiện sự siêng năng, có trách nhiệm và tinh thần sẵn sàng hy sinh.
Bằng cách vượt qua nhu cầu nghỉ ngơi và tình trạng suy nhược cơ thể, người đó được cho là vững vàng về đạo đức và tinh thần, là người luôn tràn đầy năng lượng. Người như vậy được coi là đáng tin và sẽ được thăng tiến.
Nếu cuối cùng, họ không chịu nổi và thiếp đi vì kiệt sức, vì cảm lạnh hay bị bệnh tật gì đó thì họ có thể được tha thứ.
Hơn nữa, sự khiêm tốn cũng được coi là đức hạnh cao cả.
Vì không thể nào khoác lác về sự chăm chỉ của mình nên người ta có nhu cầu dùng những cách thức thích hợp để được xã hội công nhận là người chăm chỉ.
Biểu hiện mệt mỏi và bệnh tật thường được coi là hệ quả của nỗ lực làm việc siêng năng, nên giấc ngủ inemuri, hay thậm chí giả vờ ngủ bằng cách nhắm mắt, có thể được coi là chỉ dấu cho thấy người đó làm việc vất vả nhưng vẫn khỏe mạnh và có khả năng kiểm soát cảm xúc và kiểm soát chính họ.
Vì vậy, thói quen ngủ ngắn inemuri của người Nhật không phải là do lười biếng.
Thay vì vậy, nó là biểu hiện thuần túy của đời sống xã hội Nhật Bản để đảm bảo những nghĩa vụ thông thường, cho phép người ta có thể tạm thời "phiêu" ngay khi đang làm việc.
Và có một điều rõ ràng thế này: Người Nhật không ngủ. Họ không ngủ trưa. Họ chỉ ngủ inemuri. Điều đó cũng chẳng có gì khác biệt cả.
Tiến sĩ Brigitte Steger, là giảng viên cao cấp về Nhật Bản Hiện đại ở Khoa Nhật Bản học, Đại học Cambridge. Bài viết lần đầu được xuất bản trên tạp chí khoa học tên CAM của cựu sinh viên Đại học Cambridge.
Adrian Storey là nhiếp ảnh gia còn được biết với tên Uchujin. Adrian sinh ra ở Anh, hiện tại làm việc ở Tokyo. Ông là một nhà làm phim, biên tập viên và nhiếp ảnh gia tự do.






cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 1cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 2cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 3cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 4cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 5cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 6cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 7cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 8cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 9cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 10cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 11cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 12cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận thủ đứccửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận gò vấpcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình thạnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân bìnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân phúcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận phú nhuậncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình tâncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện củ chicửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện hóc môncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện bình chánhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện nhà bècửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện cần giờ.