“Nghe tiếng đờn, ai rao sáu câu…”

“Nghe tiếng đờn, ai rao sáu câu…”
Ở miền tây, chữ “đàn” bị phát âm thành “đờn”, đờn ông, đờn bà…nghe riết thấy nó quê mùa đến đậm đặc, đến một nhạc cụ mà nghe riết cũng không còn chút nghệ thuật nào, nghe dân dã như cây so đũa, như con cá rô… đờn cò, đờn kìm, đờn nhị, đờn bầu…
Ở miền tây, động từ được sử dụng nhiều nhất có lẽ là động từ “chơi”. Cái gì cũng chơi, làm cũng chơi, ăn cũng chơi, nhậu cũng chơi…chơi nguyên chai “gụ”, chơi hết “cặp dzịt”, chơi nửa đám ruộng, chơi mày luôn… Cho nên người nghệ sĩ đánh đàn ở miền tây kêu bằng “chơi đờn”, chơi thôi. Bởi vậy ca cổ ở miền tây kêu bằng ca tài tử, nghĩa là ca chơi cho “dzui” thôi…
Ở miền tây, người ta hay gọi nhau bằng thứ: anh Hai, Chị Ba…nhưng để phân biệt anh Hai này với anh Hai khác, người ta phải kêu thêm một chữ nữa, như kiểu biệt danh. Theo đó mấy anh chơi đờn thường chết tên với cây đờn của mình, anh Ba Đờn Cò, chú Bảy Đờn Kìm, anh Hai Nhị, Ông Tám Đờn Bầu…nghe thân thương lắm, như bà con trong nhà vậy.
Ở miền tây, trong từng bài vọng cổ, tiếng đờn người ta kêu bằng tiếng “rao”, “nghe tiếng đờn ai rao sáu câu…”. Rao đờn. rao cho từng cung âm, rao cho từng bản nhạc, rao cho từng điệu hát, rao cho mỗi giọng ca…rao đờn. Rao để hát, mà cũng có thể rao chơi. Rao cho đám, rao trên sân khấu…mà cũng có thể rao mình ên, rao đỡ buồn. Rao đờn.
Người ca vọng cổ chỉ cần nói nhỏ: “Chú rao giùm tui cây xề”, “anh rao cho em câu năm”, “anh rao giùm tui điệu hoài lang” …rao đi, rao lên tiếng đờn. Giọng ca có lúc thăng lúc trầm, lúc vui lúc buồn thì điệu đờn rao cũng theo từng cung bực, tiếng rao đờn nâng giọng ca, tiếng rao đờn ngắt nhịp, tiếng rao đờn xuống xề, tiếng rao đờn vô câu…
Người lớn thường nói: “cây đờn nó có hồn, đã cầm đến nó thì chết mới buông nó ra được”, mà thiệt, người chơi đờn không ai bỏ được, chơi riết. Người chơi rành thì tiếng rao đờn nghe có hồn lắm, nghe là biết tiếng rao của ai. Đờn rao thường ít người coi trọng, thường chỉ được coi như phải có, như là cái nghiệp mang trên người, không khác được.
Người ca, ca hay thì kêu bằng nghệ sĩ, rồi lên sân khấu, rồi truyền hình…họ thay hình dổi dáng, họ son phấn điểm trang, họ áo mũ xênh xang, họ trở nên sang trọng, giàu có và nổi tiếng…nhưng kẻ rao đờn vẫn vậy, vẫn âm thầm, khuất mặt, vẫn cặm cụi hằng đêm với tiếng rao đờn của mình. Bàn tay như vừa buông cây cuốc, cái liềm… Bàn chân nứt nẻ như vừa bước lên từ dưới ruộng, và tiếng tiếng rao đờn vẫn vậy, không khác được.
Tiếng đờn rao nó khác tiếng ca, nó không lời nhưng nó có hồn. Đờn rao vó ngựa biên thùy, đờn rao bi hùng chinh chiến, đờn rao ai oán tóc tan, đờn rao não nùng tình phụ, đờn rao mừng vui hội ngộ, đờn rao hoan hỉ ngày mùa, đờn rao hạnh phúc lứa đôi, đờn rao cô đơn lẻ bóng…đờn rao những nỗi đời, những cung bậc của tâm hồn. Vậy chứ ít ai biết, ít người nghe ra.
Nghe vọng cổ, nghe thêm tiếng rao đờn nó mới hay, mới ngấm, mới sướng... Giọng ca thì có thể giả, nhưng tiếng rao đờn thì không thể, nó thiệt tình lắm. Đối với kẻ rao đờn thì sân khấu đèn hoa không hay hơn chiếc chiếu trải bên bờ kinh, bờ ruộng hay giữa vườn cây trái, bên mấy người bạn ca xóm riềng, sau một ngày đồng áng, nâng cùng nhau chén “gụ”…. Giọng đờn rao, cũng từ đó mà đẫm cái hồn quê, cái tình người của xứ đồng bằng sông rạch, nằng nặng phù sa. Giọng đờn rao cũng từ đó mà mênh mang, mà phóng khoáng, mà thiệt thà như con người miền tây.
“Nghe tiếng đờn, ai rao sáu câu…”
Trích sách đã xuất bản "Chuyện nhỏ Sài Gòn"
Tác giả, ảnh minh họa: Đàm Hà Phú







căn hộ richstarcăn hộ richstar tân phúcăn hộ richstar tân phú giá rẻcăn hộ richstar tân phú giá tốtcăn hộ richstar novalanddự án richstardự án richstar tân phúdự án richstar tân phú giá rẻdự án richstar tân phú giá tốtdự án richstar novalandcăn hộ dự án richstar căn hộ dự án richstar tân phúcăn hộ dự án richstar tân phú giá rẻcăn hộ dự án richstar tân phú giá tốtcăn hộ dự án richstar novalandbảng giá căn hộ richstarbảng giá dự án richstarbảng giá căn hộ dự án richstarchính sách căn hộ richstarchính sách dự án richstarchính sách căn hộ dự án richstartiện ích căn hộ richstartiện ích căn hộ richstar tân phú.