Phản ứng tin VN 'đưa tên lửa ra Trường Sa'
BBC ghi nhận phản ứng và bình luận xung quanh bài báo của Reuters ngày 10/8 nói rằng Việt Nam đã đưa ra quần đảo Trường Sa các giàn phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc.
Phóng sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói với Reuters rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.
Hãng tin này cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thông tin này là "không chính xác", mà không giải thích gì thêm.
Phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, gửi Reuters qua fax:
“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa và các vùng nước lân cận.
Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc gia chiếm đóng phi pháp một phần Nam Sa của Trung Quốc, và lại tiến hành xây dựng và điều động quân sự phi pháp ở các đảo và đá ngầm bị chiếm đóng phi pháp tại Nam Sa.”
Trả lời của một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ:
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố có chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa tránh có hành động gây căng thẳng, thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực để tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình cho tranh chấp.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà quan sát từ Hà Nội, nói với BBC:
“Việt Nam có nhiều cách phản ứng khác nhau về tình hình trên Biển Đông, nhưng không làm việc như thế. Việt Nam hiểu rằng Trường Sa là khu vực đang có tranh chấp và không muốn làm thay đổi hiện trạng. Đây là lập trường nhất quán của chính phủ Việt Nam.”
Tiến sĩ Malcolm Cook, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, nói với BBC:
“Nếu các bản tin đưa là chính xác, tôi nghĩ quyết định của Việt Nam là để phản ứng lại với hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc tại Trường Sa và xa hơn nữa là việc quân sự hóa tại các thực thể Trung Quốc chiến đóng ở Hoàng Sa.
Tôi nghi ngờ phán quyết 12/7 của Tòa trọng tài là nguyên nhân chính. Nếu Việt Nam đưa những giàn phóng tên lửa đó ra những thực thể được Tòa Trọng tài phán quyết là những bãi nửa chìm nửa nổi
“Đây có thể là đưa ra một tín hiệu phòng vệ rõ ràng với việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa, là để gửi tín hiệu đến Trung Quốc và các nước khác, rằng sự hiếu chiến của Trung Quốc ở biển Đông có thể bị Việt Nam chống lại, và nhằm làm rối thêm các kế hoạch của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông.”
Nếu Trung Quốc chọn cách công khai thể hiện thái độ, nước này sẽ rất chỉ trích Việt Nam và Trung Quốc sẽ dùng hành động của Việt Nam sẽ biện hộ cho hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Trung Quốc thích thể hiện mình là nạn nhân của hành động quấy nhiễu trên Biển Đông.
Social Plugin