VN: Câu lưu nhiều người biểu tình chống TQ
Hàng chục người biểu tình bị bắt trong các cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc bị chính quyền Việt Nam giải tán hôm Chủ Nhật, theo truyền thông quốc tế.
Cùng lúc, đã diễn ra một số cuộc biểu tình khác phản đối vụ doanh nghiệp chế tạo thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường ở miền Trung Việt Nam.
Hôm 17/7/2016, hãng tin AP đưa tin hàng chục người Việt Nam tập hợp và xuống đường trong một cuộc phản đối ở trung tâm thủ đô Hà Nội đã bị nhà cầm quyền bắt giữ và đưa đi, trong lúc họ đang 'ủng hộ' một phán quyết của tòa trọng tài quốc tế bãi bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
"Khoảng hai chục người đã bị đưa lên xe bus và mang đi khỏi khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô của Việt Nam, thậm chí trước khi họ bắt đầu cuộc phản đối," hãng AP hôm Chủ nhật cho hay.
"Cảnh sát hiện diện đông đảo ở quanh hồ này, với xe cộ bị cấm qua lại quanh khu vực."
Theo hãng tin Mỹ, cuộc tuần hành do nhóm No-U, một nhóm ở Hà Nội phản đối các tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tổ chức.
"Cuộc phản đối diễn ra sau khi Tòa Trọng tài Thường trực có trụ sở ở The Hague, Hà Lan, đưa ra phán quyết trong tuần trong một vụ kiện của Philippines, quốc gia cùng với Việt Nam là một trong các bên tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp," AP cho biết thêm.
"Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của tòa và từ chối tham gia vào vụ trọng tài".
'Bao phủ dày đặc'
Hãng AP dẫn lời của ông Nguyễn Chí Tuyến, một thành viên của nhóm No-U, nói "tất cả các nhà hoạt động bị cảnh sát bắt đều được thả ra vào lúc đầu buổi chiều Chủ nhật."
Một nhóm nhỏ các nhà hoạt động khác tập hợp ở trước cửa Đại sứ quán Philippines ở Hà Nội vào lúc buổi trưa, một số mang theo các băng-rôn, biểu ngữ viết:
"Cảm ơn Philippines, các bạn có một chính phủ dũng cảm" và "Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế," vẫn theo AP.
Hãng tin AFP cùng ngày cũng đưa tin cho hay:
"Lực lượng an ninh mặc thường phục đã được triển khai, bao phủ dày đặc ở trung tâm thành phố Hà Nội và để mắt theo dõi chặt chẽ bất cứ đám đông nào có thể tụ tập," một phóng viên của hãng tin Pháp tại chỗ cho biết hôm 17/7.
"Trong suốt buổi sáng, khoảng 30 nhà hoạt động đã bị các lực lượng an ninh đẩy rất nhanh lên các xe bus và xe hơi khác sau khi họ tụ tập tiến hành một cuộc phản đổi gần khu vực hồ Hoàn Kiếm, một địa điểm thường diễn ra các cuộc biểu tình."
"Một số hô to: 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược', vào lúc họ bị đưa đi tới các nơi bị giữ," vẫn theo hãng tin Pháp.
Còn hãng tin Reuters hôm Chủ nhật bình luận:
"Chính phủ Việt Nam thường tỏ ra nhạy cảm về các tình cảm bài Trung Quốc trong nhân dân mà trong số đó nhiều người đã chào mừng thắng lợi pháp lý của Philippines," hãng tin Anh đưa tin từ Hà Nội.
'Biểu tình sáng tạo'
Trong khi đó, mạng truyền thông xã hội từ Việt Nam cũng đưa tin đã diễn ra một số hoạt động phản đối Trung Quốc và 'đường lưỡi bò' ở TP. Hồ Chí Minh mà các thành viên mạng tự đánh giá là có hình thức 'sáng tạo'.
"Lúc 9h sáng ngày 17/7/2016, tại Khu công nghiệp Tân Bình, quận Tân Phú, các bạn trẻ Sài Gòn yêu nước đã biểu tình phản đối lưỡi bò Trung cộng, ủng hộ phán quyết của toà án The Hague ngày 12-7," trang mạng Ba Sàm dẫn nguồn của Facebooker Suong Quynh cho hay.
"Tại trung tâm Sài Gòn sáng ngày 17/7 dày đặc an ninh và cảnh sát cùng các lực lược sẵn sàng đối phó biểu tình. Anh em trẻ đã không biểu tình tại Trung Tâm mà dùng xe chạy khắp các phố phường để biểu tình. Đoàn gồm 30 các bạn trẻ Sài với biểu ngữ 'Phản đối đường lưỡi bò", trang Ba Sàm cho biết thêm.
Cũng trên trang Facebook cá nhân, Phạm Thanh Nghiên, một nhà hoạt động và cựu tù nhân lương tâm cho hay:
"Những người yêu nước biểu tình tại Hà Nội bị bắt vì sáng nay, 17/4 gồm có: Trương Minh Hà, Lê Minh Hằng..., Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Thúy Hạnh, Đặng Bích Phượng... Trịnh Bá Tư, Nguyễn Văn Đoàn, Hà Chí Hải, Trương Hồng Hạnh... và một số người khác nữa," Facebooker này viết.
"Nhà báo Phạm Đoan Trang tưởng "được" công an khinh vì đau chân nên cũng "âm mưu" đi biểu tình nhưng không thành, đành trở vào nhà.
"Trong một diễn biến khác, vào lúc 8 giờ sáng cùng ngày hàng ngàn giáo dân giáo xứ Vinh, tỉnh Nghệ An đã xuống đường phản đối Formosa gây ra thảm họa biển miền Trung, và yêu cầu truy tố Formosa, phản đối vụ công ty chế tạo gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, của Đài Loan, gây ô nhiễm môi trường biển và xả thải chất thải công nghiệp gây độc hại cho môi trường ở Việt Nam."
Cũng trên mạng Facebook hôm Chủ nhật, đã diễn ra mọt cuộc biểu tình của người dân ở một huyện ở tỉnh Nghệ An trong một diễn biến khác cùng ngày:
"8h40 phút sáng ngày 17/7 tại xã An Hoà, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ an, có khoảng 1.000 người biểu tình phản đối Formosa và yêu cầu khởi tố và đuổi công ty này khỏi Việt Nam," một thành viên mạng xã hội Facebook hôm Chủ nhật cho hay.
"Trong số, 1.000 người nói trên chủ yếu là giáo dân tại giáo Phú Yên do linh mục Anton Đặng Hữu Nam phụ trách," Facebooker có tên Ant Son Chu Manh cho biết.
Anh phải làm gì?
Hôm Chủ nhật, một nhà hoạt động trong số 30 người phản đối Trung Quốc bị câu lưu khi biểu tình ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, thuật lại với BBC việc biểu tình bị giải tán và người tham gia bị câu lưu như thế nào.
Bà Đặng Bích Phượng thuật lại một phần cuộc đối thoại trong một đồn Công an Phường, nơi bà được đưa tới sau khi bị bắt.
"Tôi cho rằng đi biểu tình như thế này là một cách thức ngoại giao nhân dân, nếu như về ngoại giao các anh phải giữ kẽ," nhà hoạt động nói với giới chức trong đồn công an phường, "thì các anh phải để cho người dân tự do thể hiện lòng yêu nước của họ chứ," bà Phượng nói.
"Và đến một ông Phó Trưởng Công an phường có nói như thế này: 'Nhưng mà ông Tập Cận Bình có chấp nhận đâu phán quyết của Tòa án (PCA)!'
"Thì tôi mới nói: Ô hay tại sai các anh lại nói như vậy nhỉ? Thế họ (Trung Quốc) không chấp nhận thì anh phải làm gì? Anh nghĩ là anh sẽ phải làm gì? Anh phải phản đối nó chứ!
"Và thế giới phải phản đối, bởi vì thế giới bây giờ phải là một thế giới có luật lệ chứ không phải là một thế giới hoang dã như ngày xưa mà cá lớn nuốt cá bé, quốc gia này thôn tính quốc gia kia, bây giờ đã có luật lệ rồi, thì phải tuân thủ luật lệ đó. Và người nào không tuân thủ thì phải có biện pháp để trừng phạt người đó chứ.
"Tôi nói như vậy, nhưng mà họ nói chung bao giờ cũng là người làm theo lệnh, cho nên tôi nói là khi mà tư duy của các anh còn trong lúc các anh khoác bộ cảnh phục như thế này, thì các anh không thể nào tư duy theo như kiểu chúng tôi được.
"Nhưng mà tôi tin chắc rằng khi nào các anh cởi bỏ bộ quân phục này, các anh sẽ hiểu", nhà hoạt động Đặng Bích Phượng thuật lại cuộc trao đổi ở đồn công an với BBC từ Hà Nội.
ghế ngủ trưa văn phòng, ghế ngủ trưa văn phòng giá rẻ, cửa hàng ghế ngủ trưa văn phòng, ghế ngủ trưa văn phòng tiện dụng
ghế, ghế xếp, ghế xếp giá rẻ, ghế inox, ghế xếp inox, giá ghế xếp, ghế inox tròn, ghế inox vuông
ghe, ghe xep, ghe xep gia re, ghe inox, ghe xep inox, gia ghe xep, ghe inox tron, ghe inox vuong
ghe, ghe xep, ghe xep gia re, ghe inox, ghe xep inox, gia ghe xep, ghe inox tron, ghe inox vuong
ghế lưới , ghế lưới xếp, ghế lưới xếp giá rẻ, ghế lưới inox, ghế lưới xếp inox, giá ghế lưới xếp, ghế lưới inox tròn, ghế lưới inox vuông
Social Plugin