Trung Quốc và cơn sốt cà phê

Trung Quốc và cơn sốt cà phê

Năm 2005, Richard Chien mở một quán cà phê đông bắc Trung Quốc, nơi phục vụ 900 ly cà phê môt ngày với giá 6 nhân dân tệ - gần 1 đôla - một ly.
Một thập niên sau, ông dạy một lớp pha cà phê cao cấp ở Bắc Kinh, nơi các học viên dành hàng giờ học cách pha và nếm những cốc cà phê trị giá 6 đôla.
Cà phê đang cạnh tranh với văn hoá uống trà tại Trung Quốc và nhiều khả năng sẽ biến một trong những thị trường cà phê nhỏ nhất thế giới trở thành lớn nhất.
Trung Quốc chỉ tiêu thụ 2% lượng cà phê trên thế giới, tuy nhiên họ đang tái định hình nền công nghiệp này.
"Kinh tế nước này đã thay đổi, con người ngày càng hiểu nhiều hơn về một lối sống khác," Chien nói. "Trà không còn chiếm thế độc tôn nữa."
Lượng tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc đã tăng gần gấp 3 lần trong 4 năm qua, theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, nhanh hơn bất cứ thị trường lớn nào mà cơ quan này đang theo dõi. Bên cạnh đó, thị trường tiềm năng ở đây là rất lớn, với dân số gần 1,4 tỷ.
Starbucks đã tự tin đến mức lên kế hoạch mở phòng nếm cà phê quốc tế ở Thượng Hải vào năm sau, và tin rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành thị trường hàng đầu của hãng.
Công ty có trụ sở chính tại Seattle, vốn đã mở hơn 2 nghìn cửa hàng ở Trung Quốc, đang lên kế hoạch mở 500 cửa hàng mỗi năm trong 5 năm tới.
Dunkin' Donuts, một chuỗi cửa hàng cà phê có tiếng khác của Hoa Kỳ, hồi năm ngoái cũng công bố kế hoạch mở chi nhánh tại hơn 1.400 địa điểm trong 20 năm nữa - tăng gần 100 lần.
Tăng trưởng chóng mặt đã biến Trung Quốc thành một nền kinh tế dựa trên tiêu thụ - một phần lớn nhờ tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông thêm.
Image copyrightTIM GRAHAM GETTY IMAGES
Ngày càng có nhiều người Trung Quốc ra nước ngoài và nếm espresso ở Nhật hoặc ngồi viết bài trong những quán cà phê ở Mỹ. Khác với những người đi trước, thế hệ trẻ ở Trung Quốc đang bước vào thời đại mà khắp nơi là các tiệm cà phê.
"Giá cà phê phù hợp với túi tiền ở đây," Jeffrey Towson, một giáo sư về đầu tư tại Đại học Bắc Kinh, nói. Món đồ uống này vẫn là thứ tốn kém với nhiều người Trung Quốc, ông nói, nhưng là thứ xa xỉ mà người ta vẫn đủ sức chi trả.
Cà phê cũng không bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế đang nguội dần đà tăng trưởng nóng của Trung Quốc - nơi mà nhu cầu cho các món hàng hoá khác đang giảm dần. Dân số khổng lồ của nước này và thị trường gần như chưa được khai thác mang lại cơ hội lớn chưa từng có.
Một người ở Trung Hoa đại lục uống trung bình ba tách cà phê một năm - điều khiến nước này thuộc hàng tiêu thụ cà phê thấp nhất thế giới, chỉ cao hơn các nước như Sudan và Bắc Hàn.
Trong khi đó, người Mỹ uống trung bình 363 tách cà phê một năm và người Anh 250 tách, theo hãng nghiên cứu Euromonitor International.
Nhu cầu cà phê ở Trung Quốc sẽ 'thay đổi hoàn toàn chuỗi cung ứng toàn cầu', Shaun Rein, giám đốc điều hành của China Market Research Group đặt tại Thượng Hải, nói.
Người trồng cà phê sẽ phải nghĩ cách sản xuất một số lượng lớn để đáp ứng, ông nói, và vị cà phê sẽ phải được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị của Trung Quốc.
"Điều này đã xảy ra trong quá khứ, khi mà nhu cầu vượt nguồn cung khiến giá cà phê tăng vọt, cho đến khi các nông trại có thể trồng nhiều hơn."
Hãng này ước tính lượng tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, và Rein nói phụ nữ dưới 30 tuổi sẽ góp phần quan trọng cho điều này.
"Họ đang chuyển từ việc sở hữu túi Louis Vuitton sang sở hữu những trải nghiệm," ông nói. "Cà phê là một phần của điều đó."
Image copyrightREUTERS
Zhang Zheyuan, một nhà thiết kế 24 tuổi, là minh chứng của sự thay đổi này. Cô mới tốt nghiệp đại học và chuyển đến Thượng Hải, nơi cô bắt đầu tìm kiếm nơi uống cà phê. "Những nơi đó luôn thân thiện và dễ chịu, vì vậy tôi thích ngồi học hoặc gặp gỡ người khác ở đó," Zhang, người mới bắt đầu uống cà phê hồi năm ngoái khi du học ở Úc, nói.
"Vấn đề là khó mà tìm một nơi bán cà phê ngon ở Trung Quốc," cô nói.
Starbucks muốn lấp đầy chỗ trống đó.
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó chúng tôi có nhiều cửa hàng tại Trung Quốc hơn Hoa Kỳ," CEO của Starbucks Howard Schultz nói với CNBC hồi tháng Năm.
Chỉ riêng ở Thượng Hải đã có khoảng 1.000 cửa hàng, biến nơi đây thành một trong những nơi có mật độ Starbucks dày đặc nhất.
Các quán cà phê có wifi và máy lạnh, nơi những người bạn có thể gặp gỡ để tán gẫu, nơi các doanh nhân có thể ngồi họp, vẫn là điều thu hút khách hàng hơn là sản phẩm được bày bán.
Nestle - hãng sản xuất cà phê uống liền Nescafe, hiện đang chiếm lĩnh thị trường tại đây. Nhiều người Trung Quốc chọn uống loại cà phê pha sẵn với giá chỉ dưới một đôla. Các quán cà phê hiếm khi mở cửa trước 9 giờ sáng, và hầu hết khách hàng thường đến uống muộn hơn giờ đó nhiều.
Một chiếc máy rang cà phê màu đỏ được đặt cạnh cửa sổ tại cửa hàng cà phê của Jiang Zhen tại Bắc Kinh. Ông sử dụng chiếc máy này để tạo ra loại hạt cà phê phù hợp với khẩu vị của Trung Quốc - ít đắng và ít cafeine hơn.
Thế nhưng giá cà phê không hề rẻ. Một tách cà phê ở cửa hàng ông được bán với giá cao nhất là 10 đôla, nơi gần với các cửa hàng có bán bánh bao hấp giá 20 cent, hay bát mỳ bò giá 3 đô la.
Image copyrightJOE MCNALLY GETTY IMAGES
Năm ngoái, lượng cà phê và nước trái cây được bán ra tại cửa hàng của Jiang là ngang nhau. Năm nay, cà phê được tiêu thụ ở cửa hàng ông đã gấp đôi nước trái cây. Ông cũng bán cà phê giao tận nơi với giá 50 cent một ly đến các văn phòng.
Jiang, một người đàn ông nhanh nhẹn, hiện đang ở tuổi 40, so sánh cà phê với một công ty mới khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. "Chúng tôi đang tìm cách mang lại cà phê ngon và lành mạnh hơn," ông nói.
Cả mùi vị và giá cả có thể là mối nguy cho thị trường cà phê đang phát triển tại Trung Quốc, nhất là bên ngoài các thành phố.
"Nếu bạn so sánh một tiệm cà phê tại Trung Quốc, nhất là những tiệm cao cấp, với các tiệm ở California hay Boston, lượng cà phê họ bán ra mỗi ngày thấp hơn," Peter Radosevich, một thương gia tại Royal Coffee, nói. "Hiện thì lượng tiêu thụ chưa phải là thật cao."
Để món đồ uống này thực sự thành công tại Trung Quốc, các nhà cung cấp phải thuyết phục những vùng ít khách du lịch hơn rằng cà phê có thể được sử dụng bên cạnh hoặc thay thế trà.
Và đó là lý do mà những trường đào tạo như China Barista & Coffee School ra đời.
Jiang Tao, một người đang theo học tại đây, từng làm phóng viên tại đài CCTV, và bà đang hy vọng có thể mang những kỹ năng học được để áp dụng tại quê nhà ở Lan Châu, một thành phố công nghiệp nằm bên hai bờ sông Hoàng Hà ở phía tây bắc Trung Quốc.
"Những người theo truyền thống không hiểu cà phê ngon là như thế nào," Jiang, 38 tuổi, nói. "Tôi có trách nhiệm giới thiệu cho họ."






cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 1cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 2cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 3cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 4cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 5cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 6cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 7cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 8cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 9cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 10cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 11cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận 12cửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận thủ đứccửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận gò vấpcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình thạnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân bìnhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận tân phúcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận phú nhuậncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc quận bình tâncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện củ chicửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện hóc môncửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện bình chánhcửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện nhà bècửa hàng dầu antiphlamine hàn quốc huyện cần giờ.