'Lỡ sinh nhật Hồ Chí Minh' ở Cuba
Sân bay Quốc tế Jose Marti ở thủ đô Havana sơn đỏ rực, đổ thêm cái nóng vào mùa hè ẩm ướt Cuba.
Đây là hòn đảo lớn nhất của vùng biển Caribe, có diện tích khoảng 109.884 kilomet vuông, và dân số chỉ trên 11 triệu người. Nhìn từ máy bay xuống đất nước này vào buổi tối tôi không thấy những vệt ánh sáng đèn trải khắp đất nước, mà chỉ có những nhiều cụm đèn đây đó.
Không thấy có nhiều hình ảnh, khẩu hiệu cổ động ở sân bay, nhưng trên đường vào trung tâm thành phố có thể thấy rất nhiều ảnh, áp phích, tranh tường về Fidel Castro, Che Guevara và Camilo Cienfuegos.
Vào trung tâm thành phố sẽ thấy phố cổ Havana được sơn lại rất đẹp, “vì năm ngoái chúng tôi có Giáo hoàng sang thăm,” lái xe taxi nói với chúng tôi.
Tôi không nói được tiếng Tây Ban Nha nên mọi câu chuyện đều do bạn đồng hành thông dịch. Người lái taxi khi biết tôi là người Việt Nam thì thốt lên:
“Hồ Chí Minh! Tiếc quá, cô lỡ rồi. Chúng tôi vừa tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh đấy.”
Câu chuyện taxi
Ở Havana, những người tiếp xúc nhiều với khách du lịch và thường xuyên vào mạng internet dường như có cái nhìn khác hơn về thể chế cộng sản và cuộc cách mạng kết thúc năm 1959 mà nay vẫn được ngợi ca.
Một người lái taxi đưa chúng tôi đi qua một số tỉnh ở phía Bắc đảo chính, cho biết trước Cách mạng, người Cuba thường xuyên qua lại Hoa Kỳ, với Miami chỉ cách Havana chưa tới một giờ bay.
Nhưng sau cách mạng, nhiều người Cuba tìm cách vượt biên, vượt biển sang Mỹ, ông kể, trong đó chị gái ông đã sống ở Florida được hơn 20 năm, hai năm nay mới được phép trở lại Cuba thăm gia đình. Bà di cư sang Mỹ bất hợp pháp.
Bản thân ông đã hai lần nộp đơn xin thị thực du lịch sang Hoa Kỳ nhưng đều bị từ chối.
Bạn đồng hành của tôi hỏi ông nghĩ sao về hệ thống chính trị của Cuba, ông ta hỏi lại: “Anh có hiểu được nó không?” – “Tôi chịu” – “Anh không hiểu thì làm sao chúng tôi hiểu được,” người lái taxi nói.
Ông nói thêm rằng, Cuba nên đi theo mô hình của Việt Nam. Hiện nay, Cuba đã có rất nhiều trí thức, nhiều lao động kỹ năng cao từng làm việc cho nước ngoài, nhưng không được trọng dụng.
Bản thân ông là kỹ sư viễn thông từng làm việc cho hãng Alcatel, từng đi khắp thế giới. Sau khi dự án ngừng, ông trở về làm việc cho nhà nước nhưng lương không đủ nuôi gia đình. Với chiếc xe Ford cổ từ đời ông nội để lại, ông lái taxi cho khách du lịch.
Con trai ông bị xe tải đâm cách đây một tháng và một bên mắt đã mất hoàn toàn thị giác. Tôi hỏi gia đình có được đền bù gì không, ông nói chính phủ sẽ lo toàn bộ viện phí, và người lái xe có thể phải vào tù.
"Cảnh sát của chúng tôi rất nghiêm, và không bao giờ nhận hối lộ," ông khẳng định.
Việt Nam – Cuba
Đa số những người dân chúng tôi gặp trong hành trình đều tỏ ra vui mừng khi biết tôi là người Việt Nam, bắt tay, ôm hôn hay hô lên Việt Nam – Cuba là ‘amigos’ – bè bạn, và dường như ai cũng biết tên Hồ Chí Minh.
Một ca sỹ hát tại nhà hàng ở thị trấn Trinidad khoe biết chuyện anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, và kể ông từng đi hiến máu giúp người dân Việt Nam chống Mỹ.
Đôi khi, một số người khác lầm tưởng tôi là người Trung Quốc, nhưng khi tôi chữa lại là người Việt Nam, họ hỏi: “Việt Nam - Trung Quốc giống nhau mà?” Tôi chỉ biết trả lời: “Việt Nam là Việt Nam, Trung Quốc là Trung Quốc.”
Người lái xe kể, đa số khách du lịch Cuba tới từ Canada, nay là Hoa Kỳ và châu Âu. Khách du lịch Trung Quốc chi tiêu rất tiết kiệm, và thường mặc đồ kín mít, đội mũ, bịt mặt, và ở trong khách sạn ăn mỳ gói.
Tôi nói ở London nhiều người Trung Quốc hay mua sắm hàng hiệu, ông kể chuyện do chính ông chứng kiến ba người đàn ông Trung Quốc vào một nhà hàng xin nước nóng pha trà tự mang theo rồi chia nhau uống.
Trên đường từ Havana tới thung lũng Vinales, xe đi qua khu vực có nhà cửa lớn và cây cối xanh mát, yên tĩnh, khác hẳn khu nhà cổ đường lối gập ghềnh trong trung tâm thành phố.
Người hướng dẫn du lịch chỉ vào đó nói ngắn gọn: “Nhà của Fidel.”
Đêm hôm đó chúng tôi ở lại Vinales, người hướng dẫn du lịch nói ông có thể kiếm được chỗ ngủ lại trên khắp Cuba, chúng tôi đùa: “Ồ, thế là ông giống Fidel rồi,” ông nghiêm mặt và lắc đầu: “Fidel, no! no!”.
Một nhân viên khách sạn chúng tôi tới ở một thành phố khác cũng nói rằng, đây là khách sạn “của Fidel”.
Ít thấy có áp phích, hình ảnh của ông Raul Castro trưng ở những nơi chúng tôi đã qua mà đa phần là những câu nói tiêu biểu của Fidel Castro hay Che Guevara được trưng thành biển hiệu lớn.
‘Bí mật quốc gia’
Đa số người Cuba ở các tỉnh bên ngoài thủ đô vẫn đi lại bằng xe ngựa, xe tải, hay đi chung xe taxi.
Trên đường leo núi, người dẫn đường của chúng tôi gặp nhóm người làng phi ngựa ngang qua. Một người hỏi ông: “Ngựa đâu mà đi bộ trưa nắng thế này?”
Ông kể nhà có tám con ngựa, và ngựa là con vật cao quý được người Cuba trân trọng.
Một người trồng cây thuốc lá ở vùng này nói với tôi, người nông dân chỉ cung cấp lá đã phơi khô cho chính phủ, còn công đoạn tẩm ướp xì gà như thế nào là “bí mật quốc gia”, không người nông dân nào được biết.
Xì gà được cuốn bằng tay, và ở các nhà máy vẫn giữ truyền thống có người ngồi trên cao đọc báo hàng ngày vọng xuống cho công nhân cuốn xì gà ở dưới.
Mỗi gia đình cũng có bí quyết tẩm ướp lá cuốn xì gà riêng, như có gia đình tẩm với rượu Rum, mật ong và hoa quả, có nhà lại tẩm với chút cà phê.
Ông kể, đa số lợi nhuận do nhà nước thu, phần còn lại để người dân tái đầu tư.
Chúng tôi tới thăm một tháp quan sát từ thời thực dân Tây Ban Nha xây để cai quản nô lệ ở trong đồn điền trồng mía và thuốc lá. Tòa tháp nhiều tầng, lên tới đỉnh cao nhất có thể nhìn xa ra xung quanh.
Một số người Cuba tỏ ra tự hào là nước có phong trào giải phóng nô lệ không bạo động, diễn ra trước cả Mỹ, vào khoảng cuối những năm 1880.
“Như cô thấy, người dân Cuba có da đen, da trắng, da nâu, là do dòng máu của chúng tôi hòa nhập,” một người ở tháp nói.
Khi tôi hỏi liệu những người da đen có phải do nguồn gốc nô lệ từ Phi châu, còn da trắng từ những người Tây Ban Nha trước kia, người này trả lời: “Đúng, nhưng chúng tôi không phân biệt nguồn gốc, đẳng cấp, không phân biệt màu da.”
Ngày sau đó chúng tôi tới vùng biển phía Bắc đảo vào lúc chiều tà, nhiều gia đình địa phương đang tắm biển. Một gia đình có trẻ nhỏ bơi lội xung quanh, cha mẹ ngâm mình trong nước cùng một chai rượu Rum và hăng hái mời chúng tôi một chén.
Trên bờ, một nhóm thanh niên đứng bên gốc cây đánh đàn guitar, hát hò vui vẻ.
Đối diện nhà nghỉ của chúng tôi là một gia đình người Cuba có người nhà từ Mỹ về, cả gia đình lớn tụ tập nhảy múa, ăn uống trên sân thượng.
Đây là quan sát riêng của Hạnh Ly trong chuyến du lịch Cuba vừa qua. Những thông tin trong bài ghi chép từ câu chuyện của người dân mà tác giả tiếp xúc chưa được kiểm chứng qua kênh chính thức.
ghế ngủ trưa văn phòng, ghế ngủ trưa văn phòng giá rẻ, cửa hàng ghế ngủ trưa văn phòng, ghế ngủ trưa văn phòng tiện dụng
ghế, ghế xếp, ghế xếp giá rẻ, ghế inox, ghế xếp inox, giá ghế xếp, ghế inox tròn, ghế inox vuông
ghe, ghe xep, ghe xep gia re, ghe inox, ghe xep inox, gia ghe xep, ghe inox tron, ghe inox vuong
ghe, ghe xep, ghe xep gia re, ghe inox, ghe xep inox, gia ghe xep, ghe inox tron, ghe inox vuong
ghế lưới , ghế lưới xếp, ghế lưới xếp giá rẻ, ghế lưới inox, ghế lưới xếp inox, giá ghế lưới xếp, ghế lưới inox tròn, ghế lưới inox vuông
Social Plugin