X-Men 2016 là 'phần dở nhất phim dị nhân'
Trong mùa xuân vừa rồi, hai bộ phim bom tấn nói về hai nhóm siêu anh hùng, Batman vs Superman: Bình minh của phán xét (Batman v Superman: Dawn of Justice), và Captain America: Cuộc nội chiến (Captain America: Civil War), đều ghi nhận cảnh tàn phá tan hoang mỗi khi có nhiều siêu anh hùng, cả tốt lẫn xấu, quần tụ lại một chỗ.
Nhưng ở bộ phim thứ ba, X-Men: Tận thế (X-Men: Apocalypse), cảnh này bị hoàn toàn phớt lờ.
Nhân vật phản diện của loạt phim này, Magneto (do Michael Fassbender đóng), đã sử dụng khả năng điều khiển kim loại của mình để làm các cao ốc khắp thế giới bay lên và sụp đổ, giết chết có lẽ đến hàng ngàn người vô tội.
Thế nhưng khi bộ phim kéo dài hai tiếng rưỡi vui vẻ kết thúc, không ai đề cập gì đến sự hủy diệt hay hành động giết người.
Vị giáo sư được cho là cao quý Xavier (do James McAvoy thủ vai) thậm chí khi chia tay Magneto còn nói với theo với giọng vui vẻ: "Chào nhé, bạn cũ."
Chuyện cả một nền văn minh bị hủy diệt thậm chí còn không được bận tâm bằng chuyện vì sao Giáo sư Xavier bị hói đầu.
Có lẽ thật sai lầm khi quá mức coi trọng một bộ phim vớ vẩn, nhưng cho tới giờ, loạt phim X-Men luôn dẫn đầu trong việc đan xen những trận đấu kiểu siêu anh hùng với vấn đề của thế giới thực bên ngoài.
Trong bộ phim mở màn của loạt phim, X-Men (2000), các dị nhân là một chủng người thiểu số bị đàn áp và đầy sợ hãi, từ đó bộ phim đặt ra câu hỏi về sự gắn kết xã hội và chống lại bạo lực từ trước khi phim Captain America bàn đến chủ đề này.
Loạt phim mất lửa trong phần ba, X-Men: Cuộc đối đầu cuối cùng (X-Men: The Last Stand, 2006), nhưng đã tái xuất tưng bừng một cách khéo léo trong X-Men: Thế hệ đầu tiên (X-Men: First Class, 2011) với việc Giáo sư Xavier sáng lập Trường dành cho Thiếu niên Tài năng vào hồi thập niên 1960.
Và từ đó loạt phim đạt đến đỉnh cao với tập phim X-Men: Ngày cũ của tương lai (X-Men: Days of Future Past, 2014), với các mốc thời gian hỗn loạn. Tập phim này khéo léo kết nối cả ba tập phim trước với cuộc đấu tranh dành quyền công dân hồi thập niên 1970.
Rất thú vị khi đạo diễn và tác giả kịch bản của phần "Ngày cũ của tương lai", Bryan Singer và Simon Kinberg, hợp tác làm phần Apocalypse.
Đáng tiếc là trong phần phim mới rất vô nghĩa và rời rạc, tính trí tuệ của các phần trước và sự hợp lý trong nội dung phim dường như đã bị xóa sạch trong những đám mây bụi xoay vòng vòng được tạo ra từ kỹ xảo máy tính.
Bộ phim khiến cho bạn cảm thấy tiếc cho rất nhiều diễn viên tham gia diễn xuất.
Jennifer Lawrence trong vai nữ dị nhân Mystique nổi lên kiểu anh hùng như Katniss Everdeen (trong Hunger Games) với vẻ cau có từ đầu tới cuối phim.
Chưa hết, Oscar Isaac còn có quyền sầu muộn hơn. Bị đè nặng trong những thiết bị hóa trang chân tay giả và áo giáp cao su, trông anh như thể rất bối rối giữa việc phải chọn mặc như một Chúa tể trong loạt phim Star Wars hay hóa trang như Davros trong phim Doctor Who, cho nên thôi thì anh khoác luôn cả hai bộ trang phục lên người cho xong.
Biến dị không mong muốn
Isacc đóng vai kẻ hủy diệt Apocalypse gầm gừ và đi loanh quanh, một dị nhân hoang tưởng từng suýt thống trị thế giới hồi 3.600 năm trước Công nguyên nếu không bị những người Ai cập cổ đại chôn vùi dưới kim tự tháp.
Khi ông ta cuối cùng cũng thoát ra được khỏi đống đổ nát vào năm 1984, nữ điệp viên CIA Moira MacTaggert (do Rose Byrne thủ vai) đã chứng kiến quá trình hồi sinh của kẻ hủy diệt, và kể lại sự việc cho người yêu cũ là Giáo sư Xavier.
Cô nói với giáo sư rằng từ xưa, bất cứ khi nào xuất hiện thì Apocalypse cũng luôn đi cùng với bốn tuỳ tùng - bốn kỹ sĩ, và ông ta luôn gây ra thảm hoạ khủng khiếp.
Nếu quả là Apocalypse đã bị chôn vùi suốt 5,5 ngàn năm qua, bạn sẽ tự hỏi liệu ông ta đã gây ra thảm hoạ gì trước đó, và bằng cách nào nữ nhân viên CIA Mac Taggert có thể biết về các thảm hoạ đó? Có lẽ bởi cô ấy là vừa là chuyên gia về lịch sử thời đồ đá, vừa là điệp viên CIA danh tiếng chăng?
Vấn đề là ông ta trỗi dậy một lần nữa, và ông ta đã bốc đồng quyết định sẽ xóa sổ mọi thứ được xây dựng trên hành tinh trong lúc mình bị chôn vùi.
Tuy nhiên, trước đó, ông ta phải quy tụ cho được một bộ tứ đồng minh dị nhân xung quanh, mặc dùng lý do vì sao ông ta không chọn con số khác chẳng bao giờ được giải thích.
Trùng hợp thay, ông ta gặp ứng viên đầu tiên ngay khi bước lên bề mặt Trái Đất: Storm (Alexandra Shipp), dị nhân tạo bão do diễn viên Halle Berry đóng trong bộ ba phim X-men ban đầu.
Hồi còn trẻ, khoảng thập niên 1980, Storm là một thiếu niên tinh ranh có thể thảo luận về xã hội học bằng ba thứ tiếng.
"Ông không thể đi vòng vòng và giết người," cô cảnh báo Apocalypse ngay trước khi đồng ý hợp tác với ông ta. "Có các hệ thống ở những vị trí có những thứ như vậy." (May thay, đó vẫn chưa phải là những dòng thoại tệ nhất trong phim.)
Kế đó, là dị nhân Psylocke (Olivia Munn), với siêu năng lực là mặc bộ quần áo bó hở hang với giày cao cổ và góp mặt khi đám đàn ông nói chuyện.
Kỵ sĩ thứ ba là dị nhân Angel có cánh (Ben Hardy), người còn có ít đóng góp hơn.
Và người thứ tư là Magneto, đang sống ẩn danh ở Ba Lan từ sau các sự kiện xảy ra trong Ngày cũ của Tương lai, giờ đã sống yên ổn với vợ con.
Bạn có thể đoán được chuyện gì sẽ xảy ra với họ!
Kịch bản nhảy cóc
Việc Apocalypse chạy quanh khắp thế giới tuyển mộ đồng minh chiếm quá nhiều thời lượng của phim, nhưng ông ta không phải là nhân vật duy nhất trong phim chủ ý đi tìm người mới.
Nữ dị nhân Mystique cứu Nightcrawler (Kodi Smit-McPhee) từ một sàn đấu trong lồng ở Berlin (Đức).
Scott Summers ( do Tye Sheridan đóng), tức Cyclops, đăng ký vào học trong trường của Xavier, nơi anh ta va phải dị nhân điều khiển tâm trí Jean Grey (Sophie Turner đóng).
Và mọi việc cứ thế diễn ra na ná kiểu thế.
Điểm yếu của những phim siêu anh hùng gần đây là cốt truyện liên tục bị ngắt để ra mắt thêm nhiều nhân vật với.
Tuy nhiên, trong X-men: Apocalypse thì sự ngắt quãng thậm chí được đẩy lên một tầm mức còn tồi tệ hơn nữa.
Hầu hết thời gian bộ phim chẳng hề có cốt truyện nào để mà cắt ngang: tất cả những gì bộ phim này diễn ra chỉ là liên tục giới thiệu các nhân vật mới, mà khổ nỗi rất ít gương mặt nào gây được ấn tượng gì đặc biệt.
Chuyển cảnh qua lại giữa Cairo, Berlin và trường của Xavier, hầu như cả bộ phim hệt lời giới thiệu "thời quá khứ của X-Men", chỉ nhằm giúp bạn hiểu hết mọi thứ trước khi tới được cốt truyện chính.
Dù vậy, có hai phân cảnh không thể chấp nhận được.
Một là đoạn giẫm trắng trợn lên phân đoạn của Ngày cũ của tương lai, trong đó dị nhân tốc độ Quicksilver (Evan Peters) chạy quá nhanh đến mức cả thế giới như đóng băng trước anh ta. Nhưng làm thế nào anh ta có thể ném mọi người qua cửa sổ ở tốc độ 1000 dặm/giờ mà xương họ lại không bị nghiền vụn ra cám?
Một cảnh khác là Đại tá Stryker (Josh Helman thủ vai) bắt giữ nhiều dị nhân (trong khi đó bỏ lại một đám dị nhân khác), một phân đoạn ngắn ngủi được gắn vào một cách rời rạc, cốt chỉ để cho khớp với sự xuất hiện của Người sói Wolverine (do Hugh Jackman đóng).
Nhưng có lẽ đây chẳng hề là Wolverine chút nào.
Trong các phần khác của phim X-Men, Wolverine là một chiến binh siêu cường với khả năng tự hồi phục kỳ diệu, nhưng trong phần này anh lại như một kẻ bất khả xâm phạm: bị nã hàng trăm viên đạn vào người từ cự ly rất ngắn, nhưng anh chẳng mảy may trầy xước.
Có rất nhiều điểm vô lý có thể kể ra trước khi bộ phim dẫn dắt bạn đến trận đánh cuối cùng giữa nhóm Apocalypse và nhóm của giáo sư Xavier.
Và đến đây, thật khó mà chịu đựng hết đoạn này.
Các nhân vật nhảy nhót, bay lượn ngô nghê như thể họ đang treo mình trên những sợi dây được tẩy xoá đi nhờ kỹ thuật số.
Một số nhân vật khác đổi phe vào phút cuối, hệt như các đối thủ hành động trong phim Avengers: Đế chế Ultron.
Đám mây bụi bặm được tạo bằng công nghệ máy tính tiếp tục quay quần đảo.
Và trên hết, phe chiến thắng không phải là phe giỏi nhất hay xảo quyệt nhất, mà là phe có vũ khí chết người nhất để tung ra. Đó chẳng phải là thông điệp hay nhất.
Quay lại Trường dành cho Thiếu niên Tài năng, những người trẻ sử dụng khả năng điều khiển đồ vật để sửa chữa lại ngôi trường đã hư hại.
Nhưng còn Cầu tháp London, Cầu Brooklyn và rất nhiều công trình khác đã bị phá huỷ bởi bạn thân giết người hàng loạt của giáo sư Xavier, Magneto thì sao?
Rõ ràng đó là vấn đề của nhân loại - và chẳng có bộ phim X-Men nào lại ít quan tâm đến nhân loại như tập phim này.
nước đậu đen hạnh nhân óc chó, nước đỗ đen hạnh nhân óc chó, sữa đậu đen hạnh nhân óc chó, sữa đỗ đen hạnh nhân óc chó, nước đậu đen hạnh nhân óc chó hàn quốc, nước đậu đen hạnh nhân óc chó chính hãng, sữa đậu đen hạnh nhân óc chó hàn quốc, sữa đậu đen hạnh nhân óc chó chính hãng, nước đỗ đen hạnh nhân óc chó hàn quốc, nước đỗ đen hạnh nhân óc chó chính hãng, sữa đỗ đen hạnh nhân óc chó hàn quốc, sữa đỗ đen hạnh nhân óc chó chính hãng
nhãn mác inox, in nhãn mác inox, in nhãn mác inox giá rẻ, nhãn mác inox giá rẻ, xưởng in nhãn mác inox, gia công nhãn mác inox, nhãn mác ăn mòn giá rẻ, xưởng in nhãn mác ăn mòn, gia công nhãn mác ăn mòn, nhãn mác ăn mòn, in nhãn mác ăn mòn, in nhãn mác ăn mòn giá rẻ, nhãn mác kin loại, in nhãn mác kim loại, nhãn mác kim loại giá rẻ, xưởng in nhãn mác kim loại, gia công nhãn mác kim loại, in nhãn mác kim loại giá rẻ
nhãn mác inox, in nhãn mác inox, in nhãn mác inox giá rẻ, nhãn mác inox giá rẻ, xưởng in nhãn mác inox, gia công nhãn mác inox, nhãn mác ăn mòn giá rẻ, xưởng in nhãn mác ăn mòn, gia công nhãn mác ăn mòn, nhãn mác ăn mòn, in nhãn mác ăn mòn, in nhãn mác ăn mòn giá rẻ, nhãn mác kin loại, in nhãn mác kim loại, nhãn mác kim loại giá rẻ, xưởng in nhãn mác kim loại, gia công nhãn mác kim loại, in nhãn mác kim loại giá rẻ
cao hồng sâm pochoen chính hãng, cao hồng sâm pochoen giá rẻ, cao hồng sâm hàn quốc 6 năm tuổi, cao hồng sâm hàn quốc bồi bổ cơ thể, cao hồng sâm hàn quốc giải rượu bia, cao hồng sâm hàn quốc tăng cường hệ miễn dịch, cao hồng sâm hàn quốc tăng sức đề kháng cơ thể, cao hồng sâm hàn quốc làm giảm nguy cơ tim mạch, cao hồng sâm hàn quốc giảm huyết áp, cao hồng sâm hàn quốc ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cao hồng sâm hàn quốc chống lão hóa, cao hồng sâm hàn quốc tăng cường tuổi thọ, cao hồng sâm hàn quốc,
Social Plugin