Thăm chợ cá Nhật nổi tiếng nhất thế giới

Thăm chợ cá Nhật nổi tiếng nhất thế giới

Với việc chợ cá Tsukiji nổi tiếng nhất thế giới chuyển tới một địa điểm mới hào nhoáng hơn, một truyền thống lâu đời và sôi động cuối cùng cũng chấm dứt.
Vào lúc 3 giờ 30 sáng tôi cố dũng cảm rời Jonathan, một quán ăn tối phục vụ 24/24 ở phường Chuo ở Tokyo. Tôi bước vào bầu không khí lạnh cóng của mùa đông với 4 ly cà phê âm ỉ trong bụng và với ít nhất nửa tá miếng dán sưởi ấm ở chân tay. Đáng ra tôi phải nằm thu lu trong chăn nhưng rồi tôi quyết định xông pha gió lạnh để tới tưởng nhớ lần cuối đối với chợ cá nổi tiếng nhất thế giới này, chợ cá Tsukiji.
Kể từ khi khai trương chợ năm 1935, việc đến chợ trở thành một cuộc hành hương đối với nhiều người ở Tokyo. Sự hấp dẫn của nó được đồn đại và số người tham quan dũng cảm (thích xem mổ bụng cá 100 kg hơn là ngắm hoa anh đào nở) tăng nhiều. Nhiều người đi từ 3 giờ sáng để tới buổi đấu giá cá ngừ nổi tiếng xem cảnh chào giá sôi động đối với một vài loài cá đắt nhất thế giới, do vậy có một truyền thống lâu đời và sinh động là đi chuyến tàu cuối cùng vào nửa đêm đến Chou, tới một quán ba karaoke, rồi giết thời gian ở quán ăn Jonathan cùng những người đi chợ khác, giao lưu bạn bè và gọi món mì Sapporo hoặc ly cà phê to kếch xù đợi đến khi chợ mở cửa.
Image copyrightOTHER
Image captionDu khách rất thích đi thăm Tsukiji (Ảnh: Jenna Scatena)
Nhưng tất cả những điều này sẽ thay đổi vào tháng 11 khi chợ Tsukiji chuyển từ dãy nhà gỗ xuống cấp tới một địa điểm mới ở Toyosu cách đó 2,5 km. Tsukiji Uogashi, chợ mới, thì hào nhoáng hơn, sẽ phù hợp với du khách, là kết cấu nhiều tầng có kính mờ, làm việc vào ban ngày và một khu dành cho du khách để có thể quan sát các hoạt động. Việc đóng cửa chợ sắp xảy ra (kể cả khả năng rất có thể sẽ không cho công chúng dự việc đấu giá cá ngừ tai tiếng) đã gợi nỗi nhớ sớm có ở nhiều người yêu chợ Tsukiji.
Từ quán Jonathan tôi đi theo anh bạn Takao, người Tokyo, vào chợ phía ngoài, chợ Jogai Shijo. Đó là một mê cung các ngõ hẹp với nhiều quán ăn nhỏ và sản phầm, giá để bát đĩa, cửa hàng dao. Đến tháng 11, khi mà chợ trong đóng cửa thì chợ ngoài vẫn còn, mặc dù nhiều khách hàng sẽ rời đi Toyosu, nhiều doanh nghiệp không rõ tương lai rồi sẽ thế nào.
Các chủ tiệm sẵn sàng kéo cửa cuốn lên để phục vụ những khách đầu tiên trong ngày, và một số đàn ông tóc muối tiêu đi ủng cao su và khoác áo choàng đang húp các sợi mì nóng trong bát sứ dưới ánh sáng vàng của một quán sushi mở suốt đêm.
Image copyrightOTHER
Image captionChợ phía bên ngoài có tên là Jogai Shijo (Ảnh: Jenna Scatena)
Những nhà môi giới bán buôn và đầu bếp địa phương đang thu góp những nguyên liệu dùng trong ngày như cá botino hun khói mỏng tang, hàng xô rong biển thái chỉ, củ wasabi và hàng đống cá mòi khô. Bụng tôi sôi lên khi nhìn thấy các dải cầu gai đặt trên nền hoa oải hương. Tôi phóng to ống kính để chụp một đống cua vừa rán; một con cua thò càng khỏi đống bánh mì vụn rán ròn.
Chúng tôi tiếp tục đi vào chợ trong, chợ Jonai Shijo, ở đó các chủ quán đang phân phát các mẫu cá ngừ tươi như nước mặn bố thí cho những người hành hương đã đi suốt đêm tới đây. Tôi không nghĩ rằng tôi có thể đợi được đến bữa ăn sáng truyền thống (một bát cơm với sashimi, tức các lát cá sống) nên khắc phục cái đói bằng cách ăn một vài viên onigiris, tức các cơm nắm với nhân đầy trứng cá nóng. Ở cổng chợ, hai ông già đang làm chậm rãi ở một bàn dựng tạm để đầy các hộp xốp, thay nhau uống trà và soi xét kỹ càng một đống thịt cá ngừ vụn màu đỏ.
Image copyrightOTHER
Image captionTừ sáng sớm một số quầy đã bày mẫu sản phẩm tươi (Ảnh: Jenna Scatena)
Ở bên trong, phía dưới các thanh xà gồ hư hại của tòa nhà, là các quầy bán cá của 14.000 người, trong đó nhiều người đã làm việc ở đây hàng chục năm hoặc thậm chí nhiều thế hệ. Ước tính mỗi buổi sáng có khoảng 50.000 người vào chợ. Trong sự hỗn độn, tiếng nói trao đổi luôn miệng giữa các người mua bán hàng nghe như tiếng băm dao trên thớt. Những người mặc áo xanh công nhân cắt cá đông lạnh bằng cưa, và chỗ nào cũng thấy ánh sáng lóe của dao và vẩy cá.
Mỗi quầy để đầy các hộp xốp làm lạnh chứa đá nước và cá (cá thu, lươn, tôm, cá hồi, tu hài, cá trích, sò, cầu gai) dưới các bóng đèn dây tóc chói sáng. Đúng lúc tôi dừng lại trố mắt nhìn một người đang cắt đầu một con cá ngừ, một xe càng xông về phía tôi. Người lái xe trẻ tuổi, một điếu thuốc cặp giữa đôi môi tím, khua tay điên loạn để tôi tránh đường. Tôi nhảy vào một quầy mà sàn nhà nhầy nhụa nước đá tan và máu cá bơn làm đế giày tennis của tôi vấy bẩn màu hồng lòng cá.
Image copyrightOTHER
Image captionỞ Tsukiji ta có thể thấy hầu hết tất cả các loại cá (Ảnh: Jenna Scatena)
Chợ Tsukiji chưa bao giờ là nơi để thu hút du khách, thực vậy nhiều người làm trong chợ bực dọc nói to với người từ ngoài tới và xua họ đi. Nhưng lạ thay, điều này thực tế lại trở thành hấp dẫn. Trong khi mà phần còn lại của Tokyo đều cực kỳ ngăn nắp và lịch sự thì chợ Tsukiji tạo ra nơi để tẩy bỏ những tập tục cẩn trọng, nơi an toàn mà ở đó người ta có thể hét to và vung ra xung quanh ruột cá máu me mà không bị cho là thô tục.
Mặc dù có nhiều du khách, những chủ quầy có những cảm nghĩ khác nhau về việc di rời chợ. Một số quay đi và từ chối trả lời tôi. Đối với chủ khác, lời lẽ đôi khi pha trộn sự lãnh đạm với cái nhìn khao khát. Một người nói với tôi là ông đã làm việc ở chợ 57 năm. “Tôi sẽ nhớ nơi này. Nó là ngôi nhà thứ hai của tôi từ khi tôi còn là thiếu niên. Nhưng buồn cũng chẳng để làm gì. Việc đã xong rồi nên cứ như vậy thôi.”
Image copyrightOTHER
Image captionCảnh bừa bộn và hỗn độn là đặc trưng của Tsukiji, khác với phần còn lại của Tokyo (Ảnh: Jenna Scatena)
Một người khác làm việc ở Tsukiji từ 1960 thì thể hiện tình cảm rõ hơn một chút. “Tôi sẽ nhớ những thứ nho nhỏ ở đây mà chúng làm nên cái chất của chợ này. Thí dụ như được phép bán tới miếng cá vụn nhỏ nhất. Ở chợ mới, tôi nghe nói sẽ không được làm như vậy. Chỉ những miếng to có lãi nhiều là được phép bán thôi.
Trong khi ăn sáng, một bát các lát cá ngừ tươi và cá hồi, ở quầy ăn tách rời trong chợ phía ngoài, tôi hỏi Takao là anh nhớ cái gì nhất về chợ Tsukiji. Anh ngước mắt về phía cái TV cũ ngay phía ngoài quầy đang phát về một trò chơi của Nhật, và nói, “Tôi sẽ nhớ cái hỗn độn và sự gai góc.”
Tôi hiểu anh muốn nói gì. Đó không phải là về cá. Cá, nếu có nhớ, với hệ thống đông lạnh mới sẽ chỉ tốt hơn lên, và chợ sẽ an toàn hơn và tiện lợi dùng trên Instagram hơn. Cái không thể di chuyển được đến Toyosu là cái tính cách độc đáo.


cao hồng sâm hàn quốc,  cao hồng sâm pochoen nguyên chấtcao hồng sâm cao cấp hàn quốccao hồng sâm linh chi pochoencao hồng sâm linh chi hàn quốccao hồng sâm 365 hàn quốc, cao hồng sâm pochoen hàn quốccao hồng sâm hàn quốc kanacao hồng sâm hoàng đế hàn quốccao hồng sâm linh chi cô đặccao hồng sâm linh chi KGS hàn quốccao hồng sâm linh chi taewoongcao hồng sâm cô đặc kana nongsancao hắc sâm hàn quốccao hồng sâm taewoong,  cao thiên sâm hàn quốc 6 năm tuổicửa hàng cao hồng sâm hàn quốc chính hãngcao hồng sâm hàn quốc giá rẻcao hồng sâm tphcmtác dụng của cao hồng sâm hàn quốcmua cao hồng sâm hàn quốc ở đâucao hồng sâm hàn quốc vietpowerlife,

nước đậu đen óc chó hạnh nhânnước đỗ đen óc chó hạnh nhân, sữa đậu đen óc chó hạnh nhânsữa đỗ đen óc chó hạnh nhânnước đậu đen óc chó hạnh nhân hàn quốcnước đậu đen óc chó hạnh nhân chính hãngsữa đậu đen óc chó hạnh nhân hàn quốc, sữa đậu đen óc chó hạnh nhân chính hãngnước đỗ đen óc chó hạnh nhân hàn quốcnước đỗ đen óc chó hạnh nhân chính hãngsữa đỗ đen óc chó hạnh nhân hàn quốcsữa đỗ đen óc chó hạnh nhân chính hãng