Loại trà gì ở Trung Quốc đắt hơn vàng?

Loại trà gì ở Trung Quốc đắt hơn vàng?


Image copyrightOTHER
Image captionTục uống trà tại Trung Quốc được xem là nghệ thuật (Ảnh: Kevin Zen/Getty)
Những bụi cây cổ thụ Đại Hồng Bào ở Trung Quốc cho ra một trong những loại trà đắt nhất thế giới, có giá bằng hơn 30 lần trọng lượng của nó tính theo giá vàng.
Năm 2002 một người giàu đã chi 180.000 nhân dân tệ (khoảng 28.000 USD) chỉ để mua 20g trà Đại Hồng Bào huyền thoại này.
Ngay cả trong một nền văn hóa vốn coi việc uống trà là một thứ nghệ thuật từ suốt 1.500 năm qua thì giá mua đó cũng khiến người ta phải ngạc nhiên.
Đại Hồng Bào 'xịn' có mức giá không phải là tính theo trọng lượng vàng mà đắt gấp 30 lần trọng lượng vàng, tức là gần 1.400 USD cho 1 gram, hoặc là trên 10.000 USD một ấm trà. Đây là một trong những thứ trà đắt nhất thế giới.
“Nó trông như người ăn mày nhưng đáng giá như hoàng đế và có trái tim Đức Phật,” Xiao Hui, một người chế biến trà ở Vũ Di Sơn, một thị trấn mù sương bên sông thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nói.
Bà đưa tôi xem các lá trà Đại Hồng Bào màu đen, quấn rối nhau, có vẻ chưa chế biến xong, được thu hoạch từ vườn gia đình bà ở Vũ Di Sơn. Bà và gia đình là những người sản xuất trà gia truyền, mùa xuân nào cũng lên núi cầu xin thần trà là Lục Vũ cho thu hoạch được những búp trà mới.
Địa hình đá vôi của Vũ Di Sơn vốn nổi tiếng về trà qua nhiều thế kỷ.
Nước mưa, vốn chảy dọc theo các hẻm và giữa các đỉnh núi đá vôi, gây ngập tràn các con ngòi hẹp vùng núi và đổ ào qua thác, chứa trong nó nhiều khoáng chất khiến làm tăng hương vị cho trà.
Ngày nay mọi cửa hàng trà ở Vũ Di Sơn đều có một bàn thử trà theo nghi thức Kung Fu Trà - là cách thưởng trà của Trung Quốc gần giống nhất với nghi thức trà đạo của Nhật - và các kệ chứa đầy các chủng loại lá trà.
Image copyrightOTHER
Image captionVũ Di Sơn, một thị trấn mù sương bên sông thuộc tỉnh Phúc Kiến, (Ảnh: Hamish Symington/Wikipedia)
Khi tới Vũ Di Sơn tôi ngạc nhiên phát hiện là trà Đại Hồng Bào lại có mức giá khá là phải chăng.
Mặc dù loại trà cổ đã ướp lâu có thể có giá cực kỳ cao nhưng có khá nhiều loại Đại Hồng Bào khác chất lượng ổn có thể chỉ khoảng 100 USD/kg ở Vũ Di Sơn.
Nhưng trà Đại Hồng Bào thứ thiệt là trà được thu hoạch từ một nhóm cây có cùng gốc tích. Chính những cây thủy tổ này là những cây sản sinh ra thứ trà hiếm hoi và được săn tìm.
“Trà Đại Hồng Bào chính hiệu là rất đắt vì các cây trà nguyên thủy còn tồn tại rất ít,” Xiangning Wu, nhà sành trà ở địa phương, giải thích. “Và những món trà cổ xưa là rất giá trị, gần như vô giá.”
Trong thực tế, có những nhà môi giới độc quyền chuyên lùng sục trong giới các nhà sưu tập trà siêu giàu vốn khá ít người, để kết nối những người muốn bán với những người muốn mua.
Không phải chỉ có người Trung Quốc mới đánh giá cao trà Đại Hồng Bào.
Năm 1849, nhà thực vật học Anh Robert Fortune đã đến vùng núi Vũ Di Sơn trong một chuyến đi bí mật để dò la về ngành nông nghiệp, là mảng mà công ty thuộc địa Đông Ấn có thế mạnh thực hiện.
Khi đó người Anh, cũng như ngày nay, luôn ám ảnh về trà; Trung Quốc (cũng là nơi mà người Anh mua tơ lụa và đồ sứ) là nơi duy nhất người Anh có thể mua trà.
Nhưng không có mấy thứ người Anh làm ra lại được người Trung Quốc muốn, cho nên đã xảy ra tình trạng thâm hụt mậu dịch lớn.
Cách đương nhiên để tạo cân bằng thương mại là làm điều mà Công ty Đông Ấn đã làm với các loại cây khác có giá trị, nghĩa là ăn cắp hạt giống (hoặc tốt hơn nữa là chiết cành) đem đi trồng ở nơi khác. Bởi nếu Anh có thể sản xuất trà của mình tại Ấn Độ thì sẽ bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.
Nhưng Anh đã không làm được. Những hạt giống trà trước đó lấy được ở Quảng Đông không mọc thành cây và giống trà của Ấn Độ (khác với cây trà của Trung Quốc) không có hương vị mong muốn.
Image copyrightOTHER
Image captionTác giả nói trà Đại Hồng Bào lại không khó mua ở Vũ Di Sơn. (Ảnh: Kevin Zen/Getty)
Thế là ông Fortune vào cuộc với mục đích tìm trà tốt nhất của Trung Quốc (Đại Hồng Bào) và học cách trồng nó.
Và vì gần khắp Trung Quốc là đóng cửa với người nước ngoài, ai vi phạm là bị tử hình, cho nên việc trá hình là cần thiết. Fortune đã thuê một đầy tớ, rồi ông cắt tóc, gắn vào một đuôi sam và lên tàu đi Vũ Di Sơn tìm Đại Hồng Bào.
Cũng như ngày nay, các vườn trà bám vòng trên sườn núi, tập trung vào những hẻm chật hẹp và cheo leo trên các sườn núi dốc nhất.
Và cũng giống như ngày nay, một vài bụi trà quý vắt vẻo trên thềm cao bó gạch của vách đá vôi cao chóng mặt trên đó có khắc ba chữ Trung Quốc màu đỏ “Đại Hồng Bào” - thứ áo choàng đỏ mà một hoàng đế thần thoại nào đó đã tặng để tri ân cho việc chữa khỏi bệnh một cách kỳ diệu.
Fortune sống trong ngôi chùa Tianxin Yongle phía dưới vùng Đại Hồng Bào, và qua trao đổi cho vui câu chuyện (như là có phải loài khỉ hái búp trà hay không hoặc có phải gái đồng trinh pha trà mới ngon), nhà thực vật học đã có được hạt giống, cây giống và bí quyết trồng trà.
Khi tới được Ấn Độ, những hạt giống này, lai tạo với giống trà bản xứ Ấn Độ, đã tạo nên sự khởi đầu của một ngành công nghiệp nay đáng giá hàng tỷ đô la một năm.
Hoặc như Zhe Dao, sư thầy chùa Tianxin Yongle, nói với tôi, “Ở thế kỷ 19, một người tìm giống trà đã tới và mang hạt giống đi. Nhưng người đó không biết chế biến trà nên cần các sư phụ trà để dạy bảo."
Chùa Tianxin Yongle được dựng lên vào năm 827.
Năm 1958, dưới thời Mao, các nhà sư bị đuổi ra khỏi chùa và họ đã mang theo bí quyết làm trà. Khi Zhe từ thành phố cổ Suzhou tới đây năm 1990, những gì còn sót lại của ngôi chùa khi đó được dùng làm nơi ở của các nông dân.
Image copyrightOTHER
Image captionVũ Di Sơn nổi tiếng về trà trong nhiều thế kỷ (Ảnh: 老过/Wikipedia)
“Thời ấy chỉ có một mình tôi,” Zhe giải thích. “Nay tôi đã có rất nhiều môn đồ và 5-6 năm trước, chúng tôi đã bắt đầu sản xuất trà.”
Những cây cổ thụ Đại Hồng Bào nằm trên đất của chùa nhưng Zhe trao quyền quản lý cho nhà nước. Việc sản xuất bị kiểm soát chặt chẽ (một vài trăm gam thu hoạch được hàng năm từ những cây này là của nhà nước) và cho tới gần đây, những cây này liên tục có lính gác.
Tôi đi bộ qua vườn rau của chùa, đi lên và dọc theo lối mòn trên núi chật hẹp và quanh co tới các cây cổ thụ Đại Hồng Bào.
Các cây trông tàn tạ và khẳng khiu. Tuổi ước đoán của cây có sai số lớn, mặc dù theo Fortune là 350 năm. Khó mà tưởng tượng được những bụi cây xơ xác lại có thể phát triển rộ mỗi khi vào vụ.
Có vẻ như đó là điều không thể. Vào mồng 1 tháng 5, ngay sau ngày thu hoạch trà bắt đầu, người ta sẽ trải thảm đỏ để bắt chước tặng phẩm của hoàng đế. Các phụ nữ đẹp mặc quần áo cổ truyền sẽ đi lên theo các bậc thang bám rêu và cử hành các nghi thức.
Nhưng sẽ không có việc hái trà. Những bụi cây quý giá cổ thụ này (lần hái trà cuối cùng vào năm 2005) chắc rằng không bao giờ tạo ra trà nữa. Có nghĩa là một vài gam mà các người thu gom đang âu yếm gìn giữ, hàng năm làm khô chúng để tăng hương vị, sẽ tăng giá trị hơn trước đây nhiều.
Có lẽ sẽ tới lúc chúng đắt như kim cương.

cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 1cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 2cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 3, cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 4cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 5cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 6cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 7cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 8cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 9cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 10cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 11cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận 12cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận thủ đứccửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận gò vấpcửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận bình thạnh, cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận tân bìnhcửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận tân phúcửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận phú nhuậncửa hàng cao hồng sâm hàn quốc quận bình tâncửa hàng cao hồng sâm hàn quốc huyện củ chicửa hàng cao hồng sâm hàn quốc huyện hóc môn,cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc huyện bình chánhcửa hàng cao hồng sâm hàn quốc huyện nhà bècửa hàng cao hồng sâm hàn quốc huyện cần giờ.