Khỉ đột có nguy hiểm cho người không?
Sau vụ phải giết con khỉ đột Harambe một cách bi thảm, chúng ta có tìm bằng chứng xem loài khỉ to lớn này có nguy hiểm với con người hay không.
Vườn thú Cincinnati ở Mỹ đang phải đối mặt với sự phản đối của công chúng sau việc bắn chết một trong những con khỉ đột được họ chăm sóc.
Một bé trai đã lọt qua hàng rào chuồng khỉ và gặp một con khỉ đột lưng bạc tên là Harambe. Con khỉ này kéo cậu bé nhiều lần trong vũng nước. Để cứu đứa trẻ, nhân viên vườn thú đã bắn chết Harambe.
Câu chuyện lại đặc biệt đau lòng vì Harambe thuộc loài khỉ đột vùng đất trũng phía Tây đang có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng.
Sự phẫn nộ của công chúng chủ yếu là câu hỏi liệu có thực sự cần thiết phải giết Harambe không. Vườn thú đã biện minh về hành động rằng những phương pháp không làm tử vong như bắn phi tiêu gây mê sẽ tác động chậm và đứa bé sẽ chịu rủi ro nhiều hơn. Những chuyên gia về khỉ, nhìn chung, đã ủng hộ vườn thú. Cảnh sát Cincinnati nói sẽ điều tra về hành vi của cha mẹ cậu bé.
Cái khó khăn lớn nhất là đánh giá Harambe thực sự nguy hiểm đến mức nào. Nhiều thập niên nghiên cứu về khỉ đột có mang lại một số thông tin. Sự thực là loài khỉ đột cần một sự chăm sóc rất chu đáo.
Đã có một thời khỉ đột được coi là loài vật hung ác, hễ gặp người là giết. Vì vậy không phải là ngẫu nhiên là con khỉ khổng lồ khủng khiếp King Kong có hình dạng là một con khỉ đột.
Tuy nhiên, từ 1970 trở đi nhà nghiên cứu vượn Dian Fossey đã làm thay đổi suy nghĩ này qua những nghiên cứu tiên phong của bà về khỉ đột hoang dã vùng núi. Loài này là loài khác với Harambe, nhưng sự khác biệt là rất ít.
Fossey thấy rằng khỉ đột gần như không bao giờ hung dữ. Chủ yếu là chúng hiền hòa.
David Attenborough đã được quay phim với một số khỉ đột của Fossey cho chương trình năm 1979 Cuộc sống trên trái đất. Cuộc tiếp xúc này đã được ghi nhận vào lịch sử truyền hình vì một số khỉ con bắt đầu chơi đùa với Attenborough.
Rõ ràng là có thể gặp một con khỉ đột rồi ra đi mà hoàn toàn không làm sao cả. Nhưng những con khỉ đột mà Attenborough gặp, đã quen với người nhiều năm rồi và mọi người tiếp xúc với chúng đã biết cách tôn trọng chúng.
Trong những tình huống khác thì khỉ đột có thể thực sự nguy hiểm.
Phần lớn sự hung dữ của khỉ đột là với những con khỉ đột khác.
Chúng sống thành bầy đàn, trong đó một con đực đầu đàn có lưng bạc kiểm soát nhiều con cái và các con nhỏ. Nếu một con đực khác đến gần, con lưng bạc sẽ tìm cách đuổi nó đi. Nó bắt đầu hăm dọa như là gầm gừ, hú hét và đập ngực. Nếu việc này không xong, nó có thể tấn công.
Nhiều con lưng bạc có những sẹo ghi dấu ấn từ những đụng độ đó. Kẻ thất bại đôi khi bỏ mạng.
Khỉ đột tấn công con người cũng trong hoàn cảnh tương tự: Nó bị khiêu khích trước.
Ian Redmond của Tổ Chức Nghiên Cứu Khỉ đã làm việc với Fossey trong 3 năm trong những năm 1970, và hiện vẫn nghiên cứu loài khỉ đột. Ông nói có những trường hợp khỉ đột tấn công và giết người, nhưng những sự kiện đó là hiếm và do lỗi của con người.
“Tất cả những sự cố mà tôi biết trong đó con người bị thương hoặc chết vì khỉ đột là xảy ra ở nơi hoang dã do khỉ đột sợ bị tấn công hoặc thực tế bị tấn công,” Redmond nói.
Một con khỉ đột nghĩ rằng nó đang bị nguy hiểm thì trước tiên nó sẽ hăm dọa. Nếu con người tỏ ra không sợ sự hăm dọa, hoặc làm nó giật mình hoặc chặn đường nó, thì nó tự đập ngực thùm thụp, cào cấu và cuối cùng tấn công.
“Những người tôi biết từng qua trải nghiệm này đã bị đánh hoặc bị gẫy một vài xương sườn,” Redmond nói. “Họ đã thoát chết để kể lại câu chuyện, nhưng họ đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo.”
Ông kể lại cuộc gặp gỡ với một người săn trộm có sẹo ngang bụng do một con khỉ đột đánh ông. Nếu người săn trộm này chỉ đứng gần con khỉ 3cm nữa thì ông đã bị lòi ruột.
Nếu tất cả những việc này chỉ là chuyện kể thì cũng đúng thôi vì gần như không có nghiên cứu nào về sự tấn công của khỉ đột. Trong khi có trang mạng thường xuyên được cập nhật Shark Attack File lưu trữ tài liệu về sự tấn công của cá mập từ hàng trăm năm trước thì chẳng có trang nào tương tự dành cho khỉ đột.
Thực tế, một tạp chí năm 2012 (về xung đột giữa người và thế giới hoang dã) chỉ nêu có ba vụ việc khỉ đột tấn công trước năm 2000.
Cho đến nay chỉ có một vài vụ việc được báo cáo.
Một nghiên cứu xuất bản năm 2008 cho thấy các con khỉ đột cái thường xuyên tỏ ra hung dữ với người, có lẽ do chúng không quen với sự có mặt của họ. Các nhà nghiên cứu đang theo dõi các con khỉ đột và cho hay chúng đôi khi “tóm cẳng chân chúng tôi”.
Một báo cáo năm 2009 về xung đột giữa người và khỉ cho hay một con khỉ đột lưng bạc đã tấn công một người ở khu bảo tồn Kagwene dành cho khỉ đột ở Cameroon. Người đó đang đặt bẫy và con khỉ đột đã tấn công từ phía sau khi người này bỏ chạy. Báo cáo này cũng nêu các vụ tấn công khác ở Bwindi và Uganda, nhưng chỉ khi chúng đi cướp hoa màu ở bên ngoài ranh giới khu bảo tồn.
Ngay cả khi xảy ra tấn công, cũng ít khi có tử vong.
Một trong những nguyên nhân chính của xung đột giữa người và khỉ đột “là việc mở rộng khu định cư của con người vào khu vực trước đó là một phần nơi sinh sống của khỉ đột”, theo báo cáo năm 2011 (đi sâu nghiên cứu 20 năm bảo tồn khỉ đột vùng núi). Báo cáo cũng nói rằng “có thể nhưng không chắc chắn lắm là thói quen về nơi cũ là nguyên nhân của hành xử này”.
Một chương trong cuốn sách xuất bản năm 2015 tổng kết tất cả những dữ liệu đã có để cố gắng hiểu loài khỉ đột hung dữ ở mức nào. Người đồng tác giả của cuốn sách, Matthew McLennan của trường đại học Oxford Brookes ở Anh nhấn mạnh, một lần nữa, là khỉ đột tấn công người trong tự nhiên hoang dã là rất hiếm và vì bản năng tự vệ.
“Các báo cáo chỉ rõ là mục tiêu tấn công thường là đàn ông, thí dụ, một người đi săn, chứ không phải một đứa trẻ,” McLennan nói. Dù tấn công có xẩy ra, hiếm gây tử vong.
Những câu chuyện này là về các con khỉ đột hoang dã, nhưng với khỉ nhốt trong chuồng có vẻ như không có khác biệt lớn. Chỉ có một ít trường hợp khỉ đột nhốt trong chuồng cư xử hung dữ với người.
Một nghiên cứu năm 2014 về quan hệ con người với súc vật trong vườn thú chỉ nêu một số ít trường hợp khỉ đột tấn công. Có một trường hợp, một con khỉ đột xổng chuồng; một trường hợp khác một nhân viên chăm sóc thú ngẫu nhiên còn lại một mình; và trường hợp thứ ba “trình tự thao tác đã không được tuân thủ đúng”. Không một trường hợp nào dẫn đến chết người.
Tuy nhiên, có bằng chứng là số lượng khách xem tăng có thể làm khỉ đột hung dữ hơn.
Một nghiên cứu xuất bản tháng 2/2016 theo dõi ba con khỉ đột vùng đất trũng phía Tây ở vườn thú Dublin, Ireland. Người ta thấy khi số lượng khách xem tăng thì các khỉ đột hung dữ hơn, cả đối với khách xem cũng như đối với nhau. Chúng vỗ vào kính, nhảy vào kính và tự đập ngực thùm thụp. Chúng cũng cắn, đánh và đe dọa lẫn nhau.
Các tác giả cũng xác nhận là “dữ liệu về các vụ tấn công là còn thiếu” và vì vậy khuyến khích các vườn thú ghi và lưu giữ mọi sự kiện xảy ra.
Nghiên cứu cuối cùng này cũng cùng quan điểm với một nghiên cứu năm 2008 của các vườn thú Anh phát hiện thấy khỉ đột bất an hơn khi số khách xem nhiều hơn.
Trong tự nhiên hoang dã chúng có thể đi khắp nơi. Nhưng khi bị nhốt, chúng không thể vượt khỏi rào chắn để thoát khỏi tình thế căng thẳng, như là tình thế mà Harambe phải đối mặt. “Chúng chạy đi đâu thì cũng bị trông thấy,” Redmond nói. “Điều này làm chúng bị căng thẳng hơn.”
Tuy nhiên, theo hiểu biết của Redmond hiện không có thí dụ về khỉ đột nuôi trong chuồng giết một người.
Trước khi có sự việc Harambe, đã có hai trường hợp trẻ em vào bên trong rào chuồng khỉ đột. Cả hai trường hợp đều ổn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp các trẻ em đều đã ngất nên các con khỉ đột không coi đó là mối đe dọa.
Sự kiện không thể không nói tới là vào năm 1986 ở vườn thú Jersey ở Anh, một con khỉ đột đã có hành động bảo vệ khi một bé trai rơi vào phía trong chuồng.
Như vậy chỉ có ba trường hợp trẻ em rơi vào phía trong chuồng khỉ đột, và ở hai trường hợp đã không có ai chết. “Lần này có cái chết, đó là cái chết của con khỉ đột,” Redmond nói.
Ông nói điều quan trọng nhất là không phán xét hành vi của vườn thú Cincinnati mà rút ra bài học để tránh việc giống như thế tái diễn.
nhãn mác inox, in nhãn mác inox, in nhãn mác inox giá rẻ, nhãn mác inox giá rẻ, xưởng in nhãn mác inox, gia công nhãn mác inox, nhãn mác ăn mòn giá rẻ, xưởng in nhãn mác ăn mòn, gia công nhãn mác ăn mòn, nhãn mác ăn mòn, in nhãn mác ăn mòn, in nhãn mác ăn mòn giá rẻ
cao hồng sâm hàn quốc, cao hồng sâm pochoen nguyên chất, cao hồng sâm cao cấp hàn quốc, cao hồng sâm linh chi pochoen, cao hồng sâm linh chi hàn quốc, cao hồng sâm 365 hàn quốc, cao hồng sâm pochoen hàn quốc, cao hồng sâm hàn quốc kana, cao hồng sâm hoàng đế hàn quốc, cao hồng sâm linh chi cô đặc, cao hồng sâm linh chi KGS hàn quốc, cao hồng sâm linh chi taewoong, cao hồng sâm cô đặc kana nongsan. cao hắc sâm hàn quốc, cao hồng sâm taewoong, cao thiên sâm hàn quốc 6 năm tuổi, cửa hàng cao hồng sâm hàn quốc chính hãng, cao hồng sâm hàn quốc giá rẻ, cao hồng sâm tphcm, tác dụng của cao hồng sâm hàn quốc, mua cao hồng sâm hàn quốc ở đâu, cao hồng sâm hàn quốc vietpowerlife,
Social Plugin