Bạn có biết về ý nghĩa của hoa văn đặc trưng ở mỗi quốc gia không?
Hoa văn trang trí là yếu tố thể hiện được văn hóa của một đất nước. Thậm chí, tính biểu tượng này lớn đến mức chỉ cần nhìn qua, ta cũng có thể xác định được hoa văn nào là của quốc gia nào.
Bên cạnh các truyền thống cổ xưa, lễ hội hay chữ viết, hoa văn trang trí cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa của một đất nước hay một nền văn minh.
Nó mang tính chất biểu tượng lớn lao đến nỗi mà chỉ cần nhìn vào hoa văn chúng ta có thể nói được tên và đặc trưng của nền văn minh nó đại diện. Chúng ta hãy cùng thử ngó qua những hoa văn đặc trưng của các nước "hàng xóm" mình và hiểu hơn ý nghĩa đằng sau nó nhé!
1. Trung Quốc: Hoa văn phúc - lộc - thọ
Đặt chân đến Trung Quốc hay bất kỳ khu vực nào có người Trung Quốc sinh sống, bạn sẽ nhìn thấy hoa văn này.
Thậm chí, chỉ cần trông thoáng qua thôi là bạn cũng biết nó thuộc về người Trung Quốc rồi. Chắc chắn không thể sai bởi lẽ đó chính là ba chữ Phúc (fú 福), Lộc (lù 禄) và Thọ (shòu 寿) mà chúng ta đang nhìn thấy trong hình dưới đây.
Có thể nói người Trung Quốc sử dụng chính ngôn ngữ của mình để tạo nên những nét hoa văn đặc trưng. Trong văn hóa Trung hoa thì hạnh phúc, thịnh vượng và tuổi thọ là ba mong ước lớn nhất của đời người. Chính vì thế mà 3 chữ "phúc - lộc - thọ" thường được cách điệu hóa và trở thành biểu tượng hoa văn rất được ưa chuộng.
Chúng xuất hiện trên vải, đồ trang trí, đồ gốm, trang sức… như để mang đến sự may mắn và mong ước của chủ nhân.
Đây là hai loài động vật huyền thoại cùng nhau nắm giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Được cho là biểu tượng của vận may, trí tuệ, sự thịnh vượng, hình tượng rồng và phượng đại diện cho tính cân bằng âm dương, mang lại trật tự - hài hòa cho nhân gian.
Trong đó, rồng là loài vật thỏa sức tung tăng giữa trời và đất, điều khiển mưa, nước, thời tiết. Rồng cũng là biểu tượng của sự nhân từ và quyền lực tối cao nên được dùng để đại diện cho hoàng đế.
Phượng hoàng là loài chim thần thoại biểu tượng cho giống cái. Loài vật này cai trị thế giới loài chim và đại diện cho ngôi vị hoàng hậu.
Từ hình vẽ trên các bình, lọ hoa đến họa tiết trên quần áo, khăn hay biểu tượng xuất hiện trên tường nhà, ngoài vườn hay khắc trên phần mái... rồng và phượng đã truyền tải mong ước về tính hài hòa, may mắn và địa vị cao trong xã hội.
2. Hàn Quốc - nghệ thuật đến từ trang trí màu sắc
Nếu đến với những căn nhà truyền thống của Hàn Quốc, bạn sẽ phải bất ngờ vì sự rực rỡ của màu sắc và hoa văn trang trí bao quanh cả phần mái hay bên ngoài căn nhà.
Chúng được gọi là "Dancheong". Những họa tiết độc đáo của người dân xứ Kim chi này không chỉ đơn giản mang tính trang trí mà là cả một nghệ thuật.
Dancheong trong tiếng Hàn có nghĩa là "đỏ và xanh"- được dùng để chỉ những họa tiết tạo thành từ 5 màu cơ bản: xanh, đỏ, đen, trắng, vàng thường được tìm thấy trên tường, cột trụ và mái hiên của kiến trúc nhà gỗ truyền thống.
Dancheong không chỉ có chức năng trang trí, mà còn có tác dụng bảo vệ gỗ của ngôi nhà khỏi bị mục nát bởi mưa gió, sâu bọ.
Đặc biệt hơn, văn hóa Hàn Quốc cho rằng, Dancheong còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ.
5 màu sắc cơ bản của Dancheong đại diện cho các yếu tố khác nhau của tự nhiên. Kết hợp cùng với nhau, chúng đại diện cho sự ổn định và hòa bình trong cuộc sống.
Được thể hiện dưới nhiều thiết kế cân xứng kết hợp với các biểu tượng thiên nhiên, Dancheong cũng đại diện cho sự hài hòa và lòng hướng thiện theo Phật giáo.
3. Nhật Bản - Tính tinh tế của thiên nhiên
Thế giới tự nhiên như núi, mây, sông, sóng biển thường được kết hợp một cách hài hòa trong nghệ thuật Nhật Bản và xuất hiện thường xuyên như những họa tiết trang trí.
Mây đại diện cho "Thiên đường phía Tây" vượt lên cuộc sống tầm thường theo đạo Phật và cũng đại diện cho linh hồn của người chết theo Thần đạo. Núi thể hiện sự kiên định, bất khuất. Nước, hay sóng được dùng để phản ánh sức mạnh, tính kiên cường. Trong khi đó dòng chảy lại là biểu hiện của chiến thuật và sự chuyển động.
Những biểu tượng này được sử dụng nhiều trong trang trí phục trang, làm họa tiết của kimono hay trên vải làm mành, rèm. Chúng cũng được tìm thấy trên nhiều chất liệu khác như đồ gốm, đồ gỗ hay vật điêu khắc.
Nó mang tính chất biểu tượng lớn lao đến nỗi mà chỉ cần nhìn vào hoa văn chúng ta có thể nói được tên và đặc trưng của nền văn minh nó đại diện. Chúng ta hãy cùng thử ngó qua những hoa văn đặc trưng của các nước "hàng xóm" mình và hiểu hơn ý nghĩa đằng sau nó nhé!
1. Trung Quốc: Hoa văn phúc - lộc - thọ
Đặt chân đến Trung Quốc hay bất kỳ khu vực nào có người Trung Quốc sinh sống, bạn sẽ nhìn thấy hoa văn này.
Thậm chí, chỉ cần trông thoáng qua thôi là bạn cũng biết nó thuộc về người Trung Quốc rồi. Chắc chắn không thể sai bởi lẽ đó chính là ba chữ Phúc (fú 福), Lộc (lù 禄) và Thọ (shòu 寿) mà chúng ta đang nhìn thấy trong hình dưới đây.
Có thể nói người Trung Quốc sử dụng chính ngôn ngữ của mình để tạo nên những nét hoa văn đặc trưng. Trong văn hóa Trung hoa thì hạnh phúc, thịnh vượng và tuổi thọ là ba mong ước lớn nhất của đời người. Chính vì thế mà 3 chữ "phúc - lộc - thọ" thường được cách điệu hóa và trở thành biểu tượng hoa văn rất được ưa chuộng.
Chúng xuất hiện trên vải, đồ trang trí, đồ gốm, trang sức… như để mang đến sự may mắn và mong ước của chủ nhân.
Lộc, Phúc, Thọ
Nhưng bên cạnh đó, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến biểu tượng hoa văn rồng và phượng - 2 biểu tượng sức mạnh đặc trưng của người Trung Quốc.Đây là hai loài động vật huyền thoại cùng nhau nắm giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Được cho là biểu tượng của vận may, trí tuệ, sự thịnh vượng, hình tượng rồng và phượng đại diện cho tính cân bằng âm dương, mang lại trật tự - hài hòa cho nhân gian.
Trong đó, rồng là loài vật thỏa sức tung tăng giữa trời và đất, điều khiển mưa, nước, thời tiết. Rồng cũng là biểu tượng của sự nhân từ và quyền lực tối cao nên được dùng để đại diện cho hoàng đế.
Phượng hoàng là loài chim thần thoại biểu tượng cho giống cái. Loài vật này cai trị thế giới loài chim và đại diện cho ngôi vị hoàng hậu.
Đỉnh rồng - biểu tượng của sự giàu sang phú quý
Chính vì vậy mà hai loài vật này nắm giữ sức mạnh tối thượng trong nghệ thuật trang trí của Trung hoa cổ cho đến ngày nay.Từ hình vẽ trên các bình, lọ hoa đến họa tiết trên quần áo, khăn hay biểu tượng xuất hiện trên tường nhà, ngoài vườn hay khắc trên phần mái... rồng và phượng đã truyền tải mong ước về tính hài hòa, may mắn và địa vị cao trong xã hội.
2. Hàn Quốc - nghệ thuật đến từ trang trí màu sắc
Nếu đến với những căn nhà truyền thống của Hàn Quốc, bạn sẽ phải bất ngờ vì sự rực rỡ của màu sắc và hoa văn trang trí bao quanh cả phần mái hay bên ngoài căn nhà.
Chúng được gọi là "Dancheong". Những họa tiết độc đáo của người dân xứ Kim chi này không chỉ đơn giản mang tính trang trí mà là cả một nghệ thuật.
Dancheong trong tiếng Hàn có nghĩa là "đỏ và xanh"- được dùng để chỉ những họa tiết tạo thành từ 5 màu cơ bản: xanh, đỏ, đen, trắng, vàng thường được tìm thấy trên tường, cột trụ và mái hiên của kiến trúc nhà gỗ truyền thống.
Dancheong không chỉ có chức năng trang trí, mà còn có tác dụng bảo vệ gỗ của ngôi nhà khỏi bị mục nát bởi mưa gió, sâu bọ.
Đặc biệt hơn, văn hóa Hàn Quốc cho rằng, Dancheong còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ.
5 màu sắc cơ bản của Dancheong đại diện cho các yếu tố khác nhau của tự nhiên. Kết hợp cùng với nhau, chúng đại diện cho sự ổn định và hòa bình trong cuộc sống.
Được thể hiện dưới nhiều thiết kế cân xứng kết hợp với các biểu tượng thiên nhiên, Dancheong cũng đại diện cho sự hài hòa và lòng hướng thiện theo Phật giáo.
3. Nhật Bản - Tính tinh tế của thiên nhiên
Thế giới tự nhiên như núi, mây, sông, sóng biển thường được kết hợp một cách hài hòa trong nghệ thuật Nhật Bản và xuất hiện thường xuyên như những họa tiết trang trí.
Hoa văn Nhật Bản đậm nét thiên nhiên
Là một đất nước chịu ảnh hưởng lớn của đạo Phật, thiên nhiên luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng lớn đối với người dân đất nước Mặt trời mọc.Mây đại diện cho "Thiên đường phía Tây" vượt lên cuộc sống tầm thường theo đạo Phật và cũng đại diện cho linh hồn của người chết theo Thần đạo. Núi thể hiện sự kiên định, bất khuất. Nước, hay sóng được dùng để phản ánh sức mạnh, tính kiên cường. Trong khi đó dòng chảy lại là biểu hiện của chiến thuật và sự chuyển động.
Những biểu tượng này được sử dụng nhiều trong trang trí phục trang, làm họa tiết của kimono hay trên vải làm mành, rèm. Chúng cũng được tìm thấy trên nhiều chất liệu khác như đồ gốm, đồ gỗ hay vật điêu khắc.
Social Plugin