Ăn nhớ, ăn thương

Ăn nhớ, ăn thương
1.
Anh ít khi ăn tôm hùm, ngoại trừ khi phải tiệc tùng đãi đằng khách quí, một phần vì nó rất đắt, một phần vì anh không cảm thấy ngon, không bao giờ thấy ngon như thứ tôm hùm mà anh từng ăn khi còn bé. Nếu có ăn, anh chỉ ăn tôm hùm ở Nha Trang, vào quán quen bên Bãi Tiên, anh thường gọi một con tôm hùm và luôn dặn chủ quán đem đủ bộ râu tôm ra cho anh. Anh chỉ ăn hai cọng râu tôm, cắn dập, dùng tay khẽ bóc từng miếng thịt trong cọng râu tôm để ăn, phần còn lại của con tôm, đầy thịt trắng phau, anh nhường cho vợ con ăn.
Việc cắn dập cọng râu tôm hùm để ăn luôn làm anh thích thú, dù anh luôn miệng nói rằng bây giờ toàn tôm hùm nuôi, thịt không ngọt và chắc như ngày xưa. Ngày xưa của anh, tôm hùm được bắt từ biển sâu về, cọng râu tôm hùm lúc ấy to bằng ngón tay người lớn, bên trong là những sớ thịt dài thành sợi, trắng nót và ngọt lịm đến tê cả người.
Cha của anh có thời gian làm ở một nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu ở Nha Trang. Ngày nào từ chỗ làm về cha anh cũng làm một búi to, vắt trên ghi đông xe honda67 của ông, một bó những cái râu tôm hùm. Những cái râu tôm hùm dài ngắn đủ loại, cứng ngắc và đầy gai nhọn hoắt không thể gây thiện cảm cho hai đứa trẻ con trong nhà, không gợn lên một chút gì thèm muốn. Nhưng khi mẹ anh lựa ra từng cọng râu tôm ấy, đem luộc lên cho đỏ lựng, lúc ấy trông chúng mới ngon mắt. Hai đứa trẻ hì hục dùng răng cắn nát, gặm cho ra phần thịt nhỏ xíu bên trong, dùng tay nhẹ nhàng bóc ra rồi chấm với muối chanh ớt thiệt là đã, đó là món tôm hùm ngon nhất trần gian mà anh đã từng ăn.
Cha anh nói, râu tôm hùm này mình không đem về ăn thì nhà máy cũng bỏ, đem đổ rác, như mọi thứ rác khác.
2.
Anh mua một cái máy nấu đậu nành. Thực ra anh đã tìm kiếm một cái máy có thể vừa xay vừa nấu đậu nành lâu rồi, bây giờ mới thấy trong siêu thị điện máy. Chỉ cần bỏ đậu nành hạt vào, đong đủ một lít nước, cắm điện và chờ 25 phút, bạn sẽ có một lít sữa đậu nành nguyên chất, thơm lựng, ghé hai muỗng đường vô ly là bạn tự phục vụ mình một thức uống thơm ngon và bổ dưỡng. Bữa đầu gần như là vậy, bữa sau anh bắt đầu thấy bớt ngon, bữa nữa thì thấy hơi lạt, rồi mùi đậu nành hình như bớt thơm, hình như có lẫn mùi mốc…nói chung không giống. Không giống ly sữa đậu nành anh từng uống, không ngon chút nào.
Đi đâu anh cũng uống sữa đậu nành, nhất là chỗ nào có ghi “sữa đầu nành nấu”, chắc chắn anh sẽ làm một ly mà không cần quan tâm đến giá cả hay chất lượng. Mỗi nơi một khác, chỗ quá lợt chỗ quá ngọt, chỗ còn lợn cợn hạt đậu chỗ có pha thêm bột bắp, chỗ nào anh cũng uống một ly, uống rồi chỉ để chậc lưỡi: không giống, không giống chút nào, không ngon.
Xưa anh đi học cấp một, trường nhỏ mà lớp đông, nhà trường phải chia ba ca để học, anh thường học ca trưa, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Học ca trưa ngang giữa bữa trưa nên lúc tan học về anh cũng thường đói lả. Lê đôi chân trần trên đường về nắng chang chang, anh thường ngang qua một cái quán nhỏ, chỉ chừng bốn bộ bàn ghế gỗ kê trước sân và một tấm bảng viết bằng phấn trắng treo dưới cửa sổ: “SỮA ĐẬU NÀNH NÓNG – LẠNH”. Anh không bao giờ có tiền để uống một ly sữa đậu nành ở đó, nhưng chắc bạn cũng tưởng tượng được nỗi thèm thuồng của một cậu bé đói rã người khi dừng chân trước cửa quán.
Một ngày nọ, anh đánh bạo bước vào quán khi một người khách vội đi, bỏ lại ly sữa đậu nành nóng đang uống dở. Anh nhìn ly sữa đậu nành còn gần phân nửa trên bàn rồi đưa mắt nhìn chị chủ quán, như hiểu được ý anh chị chủ quán khẽ gật đầu. Chỉ chờ có vậy, đợi cho người khách ấy bước ra khỏi quán, anh vội chạy đến, chộp lấy ly sữa thừa và trút vào miệng, mặc cho hơi nóng còn đương bốc khói và mặc cho cái ánh nhìn đầy thương hại của chị chủ quán.
Việc ấy tiếp tục diễn ra một thời gian dài nhưng ít khi anh được một ly nhiều như bữa đầu, những người uống kỹ thường dốc ngược ly cho đến giọt cuối cùng, anh chỉ may mắn khi có những cặp tình nhân trong quán, đa số những cặp tình nhân đều bỏ dở ly sữa đậu nành. Nhiều hôm đi học về, anh đã kiên nhẫn đứng đợi một đôi tình nhân cho đến khi họ tay trong tay ra khỏi quán, và anh chạy vội đến để thưởng thức ly sữa đậu nành uống dở bỏ lại trên bàn, mà anh cho là của mình.
Trích sách đã xuất bản "Chuyện nhỏ Sài Gòn"
Tác giả, ảnh minh họa: Đàm Hà Phú






 căn hộ richstarcăn hộ richstar tân phúcăn hộ richstar tân phú giá rẻcăn hộ richstar tân phú giá tốtcăn hộ richstar novalanddự án richstardự án richstar tân phúdự án richstar tân phú giá rẻdự án richstar tân phú giá tốtdự án richstar novalandcăn hộ dự án richstar căn hộ dự án richstar tân phúcăn hộ dự án richstar tân phú giá rẻcăn hộ dự án richstar tân phú giá tốtcăn hộ dự án richstar novalandbảng giá căn hộ richstarbảng giá dự án richstarbảng giá căn hộ dự án richstarchính sách căn hộ richstarchính sách dự án richstarchính sách căn hộ dự án richstartiện ích căn hộ richstartiện ích căn hộ richstar tân phú.